Nhổ răng khôn có được bảo hiểm không là vấn đề nhiều người quan tâm bởi chi phí nhổ răng khôn không hề nhỏ. Trong khi đó, nhiều người có thể có từ 2, 3, 4 chiếc răng khôn cần nhổ thì vấn đề chi phí thực sự đáng quan tâm. Hãy đọc bài viết này để được giải đáp thắc mắc này nhé.
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn có được bảo hiểm không?
1. Dấu hiệu bạn đang mọc răng khôn
Trước khi trả lời cho câu hỏi Nhổ răng khôn có được bảo hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu về các vấn đề xung quanh răng khôn. Răng khôn thường mọc sau cùng, ở độ tuổi từ 17 – 25. Khi đó các xương hàm và mô liên hết đã cứng, khoảng trống dành cho răng khôn không còn nhiều do các răng khác đã mọc đầy đủ và chiếm hết chỗ. Chính bởi vậy, răng khôn thường bị mắc kẹt một phần hay toàn bộ răng trong xương hàm, dễ gây ra các vấn đề như nhiễm trùng răng, gây sâu răng số 7, đau các răng bên cạnh do bị chèn ép…
Quá trình mọc răng khôn thường không liên tục. Đôi khi, quá trình này có thể cách nhau vài ba tháng, có người 6 tháng, 1 năm răng khôn lại tiếp tục mọc, khiến người bệnh khó chịu, thậm chí đau ở mức nghiêm trọng.
Khi răng khôn mọc lên, đa số người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
– Đau nhức hàm: Răng càng phát triển thì người bệnh càng thấy đau, cơn đau kéo dài cho tới khi quá trình mọc toàn tất.
– Nướu sưng đau và đỏ: Do răng khôn mọc sau cùng, không có đủ chỗ để mọc, nên nó thường bị kẹt lại, không trồi được lên. Do vậy, phần lợi xung quanh sẽ có xu hướng sưng lên, bị đỏ. Khi người bệnh đánh răng, rất dễ xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.
– Miệng đau, khó há miệng, có thể kèm theo sốt: Do miệng và hàm bị đau, nên người bệnh khó há miệng, gây cản trở các hoạt động bình thường của hàm. Cơn đau do mọc răng khôn còn khiến nhiều người bị sốt.
2. Tại sao cần nhổ răng khôn?
Răng khôn mọc trong cùng hàm, khi các răng khác đã mọc hết, vì vậy nó thường không đủ chỗ, dễ dẫn tới mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh.
Không chỉ gây ra đau đớn, răng khôn còn có thể gây ra các biến chứng nếu không bỏ kịp thời.
– Sâu răng: Răng khôn mọc lệch có thể đâm ngang vào răng số 7, tạo thành khe giắt thức ăn, dẫn tới sâu răng.
– Viêm lợi trùm: Trong trường hợp răng khôn mọc kẹt, phần lợi sẽ trùm lên trên bề mặt răng, khiến răng khôn không mọc được lên. Các mảng bám thức ăn sẽ bám và mắc vào giữa kẽ lợi và răng, khó làm sạch. Lâu ngày, vụn thức ăn sót lại, kết hợp với axit trong nước bọt, vi khuẩn sẽ khiến lợi trùm bị sưng viêm, gây đau và chảy máu.
– Làm hư hại tủy răng: Răng số 8 mọc ngầm, đâm lên chân hoặc thân của răng số 7 sẽ làm thủng chân răng, dẫn tới viêm tủy. Nếu chúng ta không nhổ răng số 8 kịp thời thì có thể sẽ phải chữa tủy răng số 7, và còn có nguy cơ mất răng số 7.
– Ngoài các biến chứng trên, răng khôn mọc ngầm còn tạo áp lực lên vùng xương hàm, gây ra các bệnh lý nang chân răng, tiêu xương quanh ổ răng… làm giảm độ cứng chắc của xương hàm.
3. Các trường hợp cần nhổ răng khôn và không nên nhổ răng khôn
Răng khôn mọc lệch ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
3.1 Những trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc lệch, gây hỏng răng số 7 kế bên
– Răng khôn bị viêm lợi trùm, sưng đau cho người bệnh
– Mắc thức ăn ở răng khôn gây sâu răng, đau nhức tủy
– Răng khôn mọc lệch gây viêm loét lợi và phần má xung quanh
– Răng khôn gây đau và cản trở hoạt động hàm
3.2 Những trường hợp không cần/chống chỉ định nhổ răng khôn
Không phải tất cả răng khôn đều cần thiết nhổ. Trường hợp răng khôn mọc bình thường, thẳng, khít với các răng còn lại, không gây ra ảnh hưởng gì, không bị kẹt bởi mô xương và nướu thì hoàn toàn có thể giữ lại.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh lý toàn thân chưa được kiểm soát tốt như bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, tim mạch… cũng có khuyến cáo không nên nhổ răng khôn.
4. Các phương pháp nhổ răng khôn hiện nay
Hai phương pháp nhổ răng khôn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là nhổ răng khôn truyền thống bằng kìm bẩy, và nhổ răng khôn công nghệ mới – công nghệ siêu âm Piezotome. Tuy nhiên với những ưu thế vượt trội của công nghệ Piezotome như không đau, không biến chứng, đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn và được thực hiện tại hầu hết các bệnh viện, phòng khám nha khoa.
Tìm hiểu thêm: Bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng ai cũng phải có
Nhổ răng công nghệ siêu âm Piezotome được nhiều người yêu thích bởi ít gây đau đớn.
Như tên gọi của nó – nhổ răng siêu âm, chính là sử dụng thiết bị siêu âm, với những mũi khoan rất mỏng và mảnh từ 0,2 – 0,5mm. Các mũi khoan này sẽ rung theo nguyên lý của sóng siêu âm với tần số chọn lọc, làm cho các dây chằng xung quanh răng tự đứt, sau đó bác sĩ sẽ lấy răng ra một cách dễ dàng. Thao tác này cũng giống như khi chúng ta lấy cao răng.
Quá trình nhổ răng bằng Piezotome chỉ tác động lên mô cứng và bảo vệ mô mềm không bị tổn thương. Do vậy, hạn chế tối đa tổn thương, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Quy trình nhổ răng cũng rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút.
5. Giải đáp: Nhổ răng khôn có được bảo hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại trực tràng có chính xác?
Nhổ răng khôn có nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Tất nhiên đây sẽ là vấn đề mà ai cũng quan tâm, bởi chi phí nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng siêu âm Piezotome không hề rẻ. Câu trả lời đó là, bảo hiểm có thanh toán cho nhổ răng khôn.
Cụ thể:
Theo điều 21 về Luật bảo hiểm cho các dịch vụ nha khoa, bệnh nhân được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi nhổ răng thuộc các trường hợp sau:
– Răng khôn bị sâu, làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai cũng như ảnh hưởng tới các răng khác
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
– Răng bị viêm nhiễm, mắc các bệnh lý răng miệng hoặc do sự cố bắt buộc phải nhổ
– Nhổ răng khi mắc bệnh lý: viêm tủy, viêm nha chu…
Tuy nhiên, nếu nhổ răng vì mục đích thẩm mỹ hoặc nhổ răng khôn nhưng không có chỉ định từ bác sĩ thì cũng sẽ không được bảo hiểm chi trả.
Để biết chính xác chi phí bảo hiểm chi trả cho dịch vụ nhổ răng, bạn nên liên hệ trực tiếp tới bệnh viện nơi mình quyết định nhổ răng để được tư vấn chi tiết nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.