Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

Nhổ răng khôn khi mang thai có ảnh hưởng đến con không? Nên nhổ răng khôn thời điểm nào hợp lý?….Tất cả những thắc mắc này về vấn đề mang thai trong thời kỳ mang thai sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

1. Tại sao cần phải nhổ răng khôn?

Răng khôn là những răng mọc ở phần cuối của hàm, thường xuất hiện khi những răng khác đã phát triển đầy đủ. Khi loại răng này mọc có thể gây nên hiện tượng đau nhức, sưng đỏ và thậm chí sốt cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả được tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

Răng khôn mọc lên thường gây cảm giác đau nhức và khó khăn trong việc ăn uống nên bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ

2. Các trường hợp cần nhổ răng khôn

2.1 Đối tượng được chỉ định

– Răng mọc lên gây đau nhức, tái nhiễm trùng.

– Răng khôn bị u nang hay có ảnh hưởng đến những răng lân cận.

– Có khe giắt ở giữa răng khôn với những răng bên cạnh, có nguy cơ ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.

– Răng khôn mọc thẳng, tuy nhiên lại không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn chọc vào phần lợi đối diện, gây lở loét và nhét thức ăn vào.

– Răng khôn bị viêm nha chu hoặc sâu răng.

– Khách hàng có nhu cầu chỉnh hình hoặc làm răng giả.

– Người bệnh bị một số bệnh lý toàn thân do răng khôn.

2.2 Đối tượng chống chỉ định

– Răng khôn mọc bình thường, tuy nhiên lại không gây biến chứng hay kẹt bởi mô nướu.

– Bệnh lý toàn thân không được kiểm soát tốt để có thể tiến hành nhổ răng khôn.

– Răng khôn liên quan đến những cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh….

3. Nhổ răng khôn khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?

3.1 Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn an toàn

Theo các bác sĩ, nhổ răng khôn khi đang trong thai kỳ hay sau khi sinh đều có khả năng gây hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy trước khi có ý định mang thai, bạn nên đi thăm khám, thực hiện sàng lọc, chụp X-quang và thăm khám răng miệng tổng quát để có thể phát hiện sớm ra tình trạng răng khôn mọc và loại bỏ trước khi loại răng này gây biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn không thể bỏ qua

Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

Trước khi có ý định mang thai, bạn nên đi thăm khám răng miệng tổng quát để kiểm tra và xử lý kịp thời khi có vấn đề bất thường

3.2 Tác hại của nhổ răng khôn khi đang trong thai kỳ

Tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng, đội ngũ bác sĩ không có đủ kiến thức chuyên môn và vẫn chỉ định nhổ răng khôn khi người bệnh đang mang thai thì sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng huyết. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.

4. Đang mang thai mà phát hiện mọc răng khôn thì phải làm sao?

Một thai kỳ chia làm 3 giai đoạn: Từ tháng 1 – 3, tháng 3 – 6, 3 tháng còn lại. Trong trường hợp bắt buộc cần phải nhổ, bác sĩ sẽ can thiệp vào giai đoạn 2 và 3 vì 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng trong thai kỳ, rất dễ xảy ra hiện tượng động thai. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn cơ sở nhổ răng khôn vì nó có thể ảnh hưởng vì những cơ sở này mới có trang thiết bị tân tiến và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.

5. Cách chăm sóc răng miệng đúng cách trong thai kỳ

– Đánh răng sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, 30 phút sau 3 bữa ăn chính.

– Nếu bị nôn nhiều vì nghén, hãy lựa chọn súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc baking soda loãng.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng như canxi, giảm thiểu tối đa axit và đường.

– Nếu có dấu hiệu về bệnh lý răng miệng, cần đến ngay đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.

– Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt được những vấn đề răng miệng .

Nhổ răng khôn khi mang thai có được không?

>>>>>Xem thêm: Trồng răng implant có đau không? Mất bao lâu hoàn thiện?

Khi mang thai, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng để giúp có được sức khỏe răng miệng tốt

Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin chi tiết xoay quanh chủ đề nhổ răng khôn khi mang thai. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *