“Răng khôn” cái tên nghe có vẻ hay nhưng khi nó xuất hiện lại mang đến nhiều phiền toái. Theo thống kê, đến 85% trường hợp mọc răng khôn phải chỉ định nhổ để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Sau phẫu thuật nhổ, mọi người thường thắc mắc “Nhổ răng khôn khi nào lành?”
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn khi nào lành, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc
1. Tổng quan về răng khôn
1.1 Khái niệm răng khôn
Những răng mọc ở phần cuối hàm được gọi là răng khôn (răng số 8 hay răng cối thứ 3). Răng khôn thường mọc cuối cùng sau khi tất cả các răng đã phát triển đầy đủ rồi, dẫn đến không đủ chỗ mọc và có hiện tượng mọc lệch hoặc mọc ngầm.
Răng khôn thường mọc cuối cùng sau khi tất cả các răng đã phát triển đầy đủ rồi, dẫn đến không đủ chỗ mọc và có hiện tượng mọc lệch hoặc mọc ngầm.
1.2. Răng khôn có nguy hiểm không?
Mọc răng khôn có thể gây ra những hệ lụy như:
– Viêm lợi trùm, viêm nha chu
– Sâu răng.
– Chèn vào dây thần kinh gây rối loạn phản xạ hay rối loạn cảm giác.
– Các răng chen chúc nhau khiến hàm xô lệch, gây mất thẩm mỹ.
– Nang thân răng, u nang xương hàm
– Đau nhức, vệ sinh khó khăn
1.3 Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn thường mọc trong giai đoạn từ 16 – 30 tuổi, đây là lúc vòm miệng hoàn chỉnh và không có chỗ để răng khôn mọc bình thường.
Trường hợp nên nhổ răng khôn
– Khi răng khôn mọc, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các u nang, ổ mủ ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
– Có biểu hiện của sâu răng, viêm nha chu.
– Răng khôn mọc bất thường: Mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm.
– Xuất hiện khe giữa răng khôn và răng hàm số 7, tích tụ mảng bám gây đau nhức răng.
– Răng khôn mọc bình thường nhưng không có răng đối diện ăn khớp, tạo ra những khe giắt thức ăn và gây lở loét phần nướu khi nhai.
– Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ hơn hoặc lớn hơn kích thước răng bình thường.
Viêm nha chu là một trong số những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
– Răng khôn mọc thẳng như bình thường, không có bất kỳ biến chứng nào.
– Người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như rối đoạn đông cầm máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch…
– Răng khôn có liên quan đến những cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh,…
2. Nhổ răng khôn khi nào lành?
2.1 Yếu tố tác động đến thời gian hồi phục sau nhổ răng khôn
Lời giải đáp cho câu hỏi “Nhổ răng khôn khi nào lành?” của mọi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải kể đến như:
Cơ địa của bệnh nhân
Nếu bệnh nhân có cơ địa tốt thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn những người khác.
Vết nhổ răng khôn
Tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ cũng như hệ thống trang thiết bị ở cơ sở nha khoa, thời gian hồi phục của vết mổ sẽ khác nhau. Những vết mổ nhỏ, lỗ rỗng không bị quá to thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn.
Phương pháp nhổ răng
Tìm hiểu thêm: Trồng răng giả bằng phương pháp nào hiệu quả?
Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome không tác động đến dây thần kinh, mạch máu xung quanh chân răng, hạn chế tối đa được tổn thương và khả năng lành vết thương cũng rất nhanh chóng
Phương pháp nhổ răng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp nhổ răng đó là phương pháp truyền thống và phương pháp nhổ răng bằng Piezotome.
Với phương pháp truyền thống, bác sĩ sẽ cần sử dụng đến dao rạch, kìm, và bẩy. Cách này có thời gian thực hiện lâu hơn, một số trường hợp có thể gặp biến chứng hậu phẫu nhưng chi phí của phương pháp này lại tương đối rẻ.
Còn với phương pháp nhổ răng bằng máy Piezotome, bác sĩ có thể vạt nướu, phá hủy được ổ răng bằng tác động của các bước sóng siêu âm. Công nghệ mới này không tác động đến dây thần kinh, mạch máu xung quanh chân răng, hạn chế tối đa được tổn thương nhờ tác động khóa mạch máu và khả năng lành vết thương cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, chi phí cho việc nhổ răng bằng phương pháp siêu âm Piezotome lại có cao hơn so với phương pháp truyền thống.
2.2 Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng khôn
Quá trình lành vết thương sẽ diễn ra với 5 giai đoạn: Tạo cục máu đông, viêm, tạo sợi, biểu mô hóa và tái cấu trúc xương. Nếu sử dụng phương pháp nhổ răng truyền thống thì sau khoảng 7 – 10 ngày thì ổ răng lành thương cơ bản, bệnh nhân đã có thể sinh hoạt bình thường. Sau khoảng 3 – 4 tuần thì lỗ hở răng hầu như đã được niêm mạc che lấp, việc ăn uống diễn ra dễ dàng. Để cho hốc răng đầy lại cũng như xương có thể tái tạo thì sẽ cần 4 – 6 tháng. Nếu lựa chọn phương pháp Piezotome thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn nhiều do ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm.
3. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
3.1 Cầm máu
Việc cầm máu và giảm sưng là vô cùng cần thiết. Trong 24h đầu, vị trí nhổ răng sẽ chảy máu, một số trường hợp sẽ chảy máu sang cả ngày thứ 2. Để giúp tình trạng này thuyên giảm, bạn nên cắn chặn miếng gạc, tạo một lực ép để cầm máu, 30 phút thay gạc một lần cho đến khi máu không còn chảy. Còn nếu lựa chọn phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome, thời gian chảy máu tối đa chỉ là 12h.
3.2 Giảm sưng
Sau khi nhổ răng, nên chườm đá vào vùng da ngoài vị trí phẫu thuật khoảng 30 phút, nghỉ 30 phút rồi chườm tiếp, cứ như vậy trong khoảng 2 – 3h đầu. Sau khi nhổ răng, hiện tượng sưng sẽ kéo dài khoảng 2 – 4 ngày. Nếu nhổ bằng phương pháp siêu âm Piezotome, bệnh nhân sẽ ít đau buốt và sưng tấy hơn nhiều.
3.3 Chế độ ăn uống
– Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, dai, có nhiều vụn nhỏ, thực phẩm cay nóng,…để giúp thời gian lành vết thương sẽ nhanh hơn.
– Nên ăn các đồ ăn mềm, lỏng trong một tuần sau khi đã nhổ răng như: cháo, súp,…có thể xay thêm thịt, cá để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.
– Hạn chế dùng ống hút khi uống nước vì có thể khiến vết thương bị rách.
– Kiêng thuốc lá, rượu bia để quá trình lành vết thương được diễn ra nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Răng hàm trẻ em có thay không, giải đáp từ chuyên gia
Nên kiêng ăn các đồ cay nóng để nhanh hồi phục vết thương
3.4 Chế độ nghỉ ngơi
Trong vòng 24 – 48h đầu, nên tránh vận động mạnh, tránh làm việc nặng và khi nằm nghỉ ngơi nên kê gối cao.
3.5 Cách chăm sóc răng miệng
Việc chăm sóc răng sau khi nhổ răng rất quan trọng. Bệnh nhân cần chú ý sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày, hạn chế chạm đến vùng răng mới nhổ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm việc súc miệng nước muối sau 3 bữa ăn, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, không nên dùng các vật nhọn hay dùng tay để tác động đến hố răng khôn vừa nhổ.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Nhổ răng khôn khi nào lành?”. Để sớm hồi phục và giảm thiểu những biến chứng sau phẫu thuật răng khôn, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.