Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Thực tế, răng khôn (răng số 8) là răng nằm ở vị trí cuối của hàm. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để loại bỏ được những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Và sau quá trình ấy, người bệnh cần sự chăm sóc đặc biệt, kể cả về chế độ ăn uống

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?

1. Tại sao phải nhổ răng khôn?

Cho tới nay, phần trăm số người mắc tình trạng răng khôn mọc lệch lạc là rất lớn. Điều này nguy cơ cao dẫn tới nhiều biến chứng. Điển hình như:

1.1 Sâu răng

Vị trí mọc của răng khôn nằm phía trong cùng. Vì vậy, việc vệ sinh sạch sẽ là rất khó khăn. Điều này đã tạo thời cơ thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

1.2 Viêm lợi

Do khó vệ sinh sạch sẽ nên các kẽ răng khôn cũng thường tích tụ nhiều cặn thức ăn. Khi thức ăn thừa tích tụ như vậy sẽ hình thành mảng bám và gây nên viêm lợi. Bệnh lý này tưởng chừng không đáng ngại nhưng sẽ khiến nướu tổn thương. Lâu dần, tình trạng dễ chảy máu, hôi miệng, đau, sưng, sốt và đôi khi cứng hàm sẽ xảy đến khiến người bệnh không thể mở miệng.

1.3 Huỷ hoại xương và hàm răng

Khi răng khôn mọc lệch lạch nguy cơ cao sẽ đâm vào chân răng bên cạnh. Điều này dẫn tới răng đó bị tổn thương, lung lay thậm chí là tiêu xương, phải nhổ bỏ.

Một số trường hợp khác, nếu răng khôn có thể không xảy ra bất thường. Thế nhưng không được xử lý vệ sinh kịp thời, vi khuẩn sẽ tích tụ, lây lan sang các khu vực xung quanh. Ví dụ như tai, má, mắt, cổ…. gây nguy hiểm cho các bộ phận đó. Vì vậy, những chiếc răng khôn mọc lệch lạc cần được loại bỏ.

2. Đối tượng cần phải nhổ răng khôn

Không phải trong mọi trường hợp răng khôn cũng cần nhổ bỏ. Thông thường, bệnh nhân được chỉ định nhổ răng khôn trong các tình huống sau:

– Răng khôn gây nên những tình trạng như đau, u nang, nhiễm trùng, … gây ảnh hưởng đến răng lân cận và sinh hoạt hàng ngày.

– Tồn tại khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh. Điều này dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng những răng xung quanh.

– Răng khôn mọc thẳng, khoảng trống nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Việc này làm răng khôn trồi dài tới hàm đối diện. Nguy cơ gây lở loét nướu ở hàm và thức ăn bị nhồi nhét là rất cao.

– Răng khôn có biểu hiện bị sâu hoặc viêm nha chu.

– Bệnh nhân mọc răng khôn có nhu cầu chỉnh hình răng.

– Răng khôn mọc ảnh hưởng tới các bệnh lý khác

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?

Khi bệnh nhân có nhu cầu chỉnh hình hay nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn

3. Khoảng thời gian hồi phục sau nhổ răng khôn

Thời gian phục hồi sau nhổ răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố như cơ địa, phương pháp nhổ răng và cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của mỗi người.

Đối với phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, bác sĩ sẽ sử dụng tới kìm và đòn bẩy. Sau khoảng 7 – 10 ngày vết thương nhổ răng sẽ được hồi phục. Ta sẽ quan sát thấy ở vị trí mổ có phần thịt đầy lên và che lấp đi lỗ chân răng. Đồng thời, các cơn đau nhức sẽ thuyên giảm và được chấm dứt.

Đối với phương pháp nhổ răng bằng siêu âm Piezotome tân tiến nhất hiện nay, bệnh nhân sẽ được hồi phục nhanh hơn do phương pháp này được cải tiến rất nhiều so với phương pháp truyền thống, sử dụng sóng siêu âm cao tần để giúp làm đứt các dây chằng ở răng, bóc tách các mô nướu, chân răng nhẹ nhàng, hạn chế được tối đa những tổn thương cho người bệnh.

4. Sau nhổ răng khôn kiêng ăn có cần thiết?

Sau nhổ răng khôn kiêng ăn là rất cần thiết. Khi này, vị trí răng khôn còn nhạy cảm và dễ chịu tổn thương. Người bệnh cần điều chỉnh lại thực đơn để phù hợp hơn.

4.1 Sau nhổ răng khôn nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, ăn những đồ ăn mềm, nhừ, hạn chế đồ cứng và dễ vỡ vụn như:

4.1.1 Cháo, súp

Sau khi nhổ răng khôn, việc nhai thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy ăn cháo hoặc súp là lựa chọn tốt cho bạn. Để bổ sung thêm chất, hãy ăn thêm thịt, cá, bí đỏ,…. để đảm bảo dinh dưỡng.

4.1.2 Sữa chua

Sữa chua có tác dụng tăng sức đề kháng và chống lại những vi sinh vật gây hại. Thêm vào đó, hợp chất probiotics trong sữa chua sẽ giúp làm thuyên giảm tình trạng tiêu chảy, chóng mặt – những phản ứng phụ xảy ra khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật nhổ răng khôn.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các cách chữa đau răng hiệu quả tại nhà

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?

Sữa chua có tác dụng tăng sức đề kháng và chống lại những vi sinh vật gây hại

4.1.3 Quả trứng

Trứng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp đa dạng các loại chất như vitamin, protein, khoáng chất,…

4.1.4 Rau xanh, sinh tố trái cây

Trái cây, rau xanh cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi sau nhổ răng. Để việc tiêu thụ những thực phẩm này dễ hơn, bạn nên chế biến thành sinh tố nhé.

4.2 Sau nhổ răng khôn kiêng ăn gì?

Để quá trình hồi phục nhanh chóng, người bệnh sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn một số thực phẩm như:

4.2.1 Thực phẩm cay

 Vì dễ khiến vết thương bị đau và kích ứng.

4.2.2 Thực phẩm giòn, dễ vỡ

Cần tránh ăn những thực phẩm như khoai tây chiên, bánh quy, snack, ngũ cốc, hạt…vì chúng dễ vỡ vụn, rơi vào khu vực ổ răng vừa nhổ và nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây nên hiện tượng nhiễm trùng.

4.2.3 Những thực phẩm cứng, dai

Những loại đồ ăn dai như bít tết, thịt gà…. cũng nằm trong danh sách cần kiêng sau khi nhổ răng vì chúng làm tăng nguy cơ bạn sẽ cắn vào má, môi, lưỡi vì lúc nãy các giác quan của bạn vẫn đang trong trạng thái tê.

4.2.4 Các loại trái cây có hạt

Bạn nên tránh ăn các loại quả này vì hạt dễ mắc kẹt ở khu vực ổ răng, cản trở quá trình lành của vết thương.

4.2.5 Rượu

Rượu là một trong những loại đồ uống dễ gây kích ứng vết thương hoặc gây phản ứng với loại thuốc mà bác sĩ chỉ định trong đơn cần uống sau khi nhổ răng.

Nhổ răng khôn kiêng ăn gì để hồi phục nhanh?

>>>>>Xem thêm: Những thông tin về bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3

Rượu là một trong loại đồ uống được bác sĩ khuyên nên tránh để vết thương nhanh lành

5. Một số lưu ý khác sau khi nhổ răng khôn

– Ngay sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ngồi tại chỗ và cắn gạc trong khoảng 30 – 45 phút.

– Khi về nhà, hãy uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê đơn.

– Chải nhẹ răng bằng bàn chải chất liệu lông mềm. Nếu không may chảy máu đỏ tươi, cần phải ép chặt trong khoảng thời gian 15 – 20 phút đến khi hình thành cục máu đông. Trường hợp máu chảy nhiều thì cần đến bệnh viện để khám ngay. Cần lưu ý không nên súc miệng khi cục máu chưa được hình thành.

– Lưu ý không dùng mút chíp, nhổ vặt, chọc tay, đá lưỡi….khiến vị trí vừa nhổ răng khôn bị tổn thương.

– Để bảo vệ răng miệng tốt hơn, cần súc miệng bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và sau 3 bữa ăn.

– Cố gắng từ bỏ thói quen hút thuốc (hoặc ít nhất cần đảm bảo không hút thuốc trong vòng 3 ngày sau phẫu thuật).

Trên đây là những thông tin tham khảo “Nhổ răng khôn kiêng ăn gì” và nên ăn gì. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ, vì chính bác sĩ sẽ là người biết rõ nhất tình trạng của bạn. Nếu sau khi nhổ răng có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *