Nhổ răng ở đâu tốt và trường hợp cần thực hiện

Sâu răng, viêm tủy, … nếu không được điều trị kịp thời đều có nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Hoặc trong một số trường hợp khác, việc nhổ răng cũng rất cần thiết để hỗ trợ điều trị. Vậy nhổ răng ở đâu tốt? Những trường hợp nào bệnh nhân cần thực hiện nhổ răng?

Bạn đang đọc: Nhổ răng ở đâu tốt và trường hợp cần thực hiện

1. Thế nào là thực hiện nhổ răng?

Nhổ răng ở đâu tốt và trường hợp cần thực hiện

Nhổ răng là thủ thuật phổ biến trong điều trị các bệnh về nha khoa

Nhổ răng chính là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Trong đó, bác sĩ sẽ lấy những răng bị hư hỏng ra khỏi ổ răng. Trước khi tiến hành nhổ bỏ răng, nướu và dây chằng nha chu sẽ được tách rời. Cùng với đó, ổ xương giãn, lấy răng ra khỏi vị trí ổ răng.

2. Những trường hợp bệnh nhân nên thực hiện nhổ răng

Sau đây là một số trường hợp bác sĩ thường chỉ định nhổ răng điều trị:

2.1 Răng sâu

Những bệnh nhân sâu răng nặng, ngày càng hư hại nặng nề. Cùng với đó là những cơn đau dai dẳng, không thể điều trị bảo tồn thì việc nhổ răng sẽ được thực hiện. Điều này để tránh việc vi khuẩn sâu răng sẽ lây lan sang những răng xung quanh.

2.2 Răng viêm tủy

Răng bị viêm tủy nếu như không sớm điều trị sẽ bị nhiễm trùng, lây lan rộng. Từ đó, những ổ viêm ở chân răng sẽ hình thành và gây viêm cuống răng. Điều này sẽ làm chân răng bị tổn thương lớn, ngày một yếu đi. Thậm chí tình trạng hoại tử tủy giai đoạn cuối sẽ xảy đến, không thể điều trị. Khi đó, việc nhổ răng là bắt buộc phải thực hiện.

2.3 Răng nha chu

Những khách hàng mắc bệnh nha chu dẫn tới tiêu xương nhiều và nướu tụt thấp, chân răng không còn có thể bám vững là mức độ nghiêm trọng. Khi đó, nhổ răng để điều trị là điều cần thiết.

2.4 Răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm

Đối với những trường hợp bị răng khôn mọc lệch, mọc xiên, ngầm, … thì cần nhổ bỏ sớm. Những răng này vừa không có chức năng thực hiện ăn nhai lại gây khó chịu, đau đớn. Do đó, việc nhổ bỏ sớm sẽ giúp những răng khác không bị ảnh hưởng.

2.5 Nhổ răng hỗ trợ chỉnh nha

Mục tiêu thực hiện chỉnh nha chính là sắp xếp lại những chiếc răng trên cung hàm sao cho phù hợp. Nếu như răng của ta quá nhiều hay quá to, mọc bị lệch, … có thể sẽ cần nhổ bỏ. Trong một số trường hợp, răng mọc bị dư, chiếm chỗ nên không đủ chỗ cho những răng khác mọc lên. Do đó, khi ta cần thực hiện các phương pháp như trồng răng, niềng răng, … có thể cần nhổ bớt 1 số răng.

3. Những biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện nhổ răng

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu quan hệ bị ra máu có sao không?

Nhổ răng ở đâu tốt và trường hợp cần thực hiện

Quá trình thực hiện và chăm sóc sau nhổ răng nếu không được đảm bảo sẽ dễ gây biến chứng

Việc nhổ răng là một thủ thuật nha khoa khá phổ biến, thế nhưng, một số trường hợp vẫn có thể xảy ra những rủi ro, biến chứng như:

– Sưng đau: Tình trạng này thông thường sẽ tệ hơn trong khoảng 2-3 ngày đầu rồi thuyên giảm dần. Mức độ đau ở mỗi người thường không giống nhau. Bên cạnh cảm giác đau, miệng có thể bị sưng tấy bên ngoài miệng cùng một số vết tím. Tuy nhiên, điều này không quá nghiêm trọng, nếu không nhiễm trùng, những triệu chứng trên có thể hồi phục.

– Viêm huyệt ổ răng: Đây là một biến chứng khá phổ biến, đặc biệt là sau khi nhổ răng khôn. Tình trạng này là do cục máu đông không phát triển được ở trong ổ răng. Bên cạnh đó, có thể do cục máu đông bong ra, biến mất.

– Viêm tủy xương: Tình trạng vết thương hở do thực hiện nhổ răng nếu bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới viêm tủy xương. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan tới cả xương bên dưới răng. Từ đó, cấu trúc xương hàm sẽ bị ảnh hưởng.

– Hoại tử xương hàm: Sau nhổ răng, cẩy ghép xương nha khoa, … thường có xu hướng biến chứng hoại tử xương hàm nếu gặp sai sót khi thực hiện hoặc chăm sóc sau phẫu thuật. Khi bị hoại tử, mô nướu sẽ không thể lành sau khi nhổ răng. Xương hàm sẽ lộ ngày một rõ, không nhận được lượng máu, tế bào xương chết dần.

– Chảy máu: Tình trạng chảy máu trong 24h sau khi nhổ răng là điều bình thường. Tuy nhiên, sau một vài ngày nếu vẫn còn chảy máu không ngừng, ta cần tới bác sĩ kiểm tra để khắc phục biến chứng.

– Nguy cơ biến chứng khác: răng bị nhạy cảm, dây thần kinh bị chấn thương, …

4. Nhổ răng ở đâu tốt?

Nhổ răng ở đâu tốt và trường hợp cần thực hiện

>>>>>Xem thêm: Điểm danh những thực phẩm tốt cho bà bầu

Việc lựa chọn nha khoa nhổ răng đóng vai trò quan trọng với hiệu quả và an toàn khi thực hiện

4.1 Đội ngũ bác sĩ có kỹ thuật, chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Đội ngũ bác sĩ chính là một trong những tiêu chí rất cần lưu ý khi lựa chọn nhổ răng ở đâu tốt. Cụ thể, bác sĩ thực hiện sẽ cần đảm bảo tốt về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp việc nhổ răng suôn sẻ, nhanh chóng hơn. Đồng thời, bác sĩ có thể xử lý tốt nếu có bất kì bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện.

4.2 Phương pháp thực hiện

Hiện nay, 2 phương pháp nhổ răng phổ biến là nhổ răng truyền thống và nhổ răng với công nghệ sóng siêu âm Piezotome. Hai phương pháp này đều đem lại hiệu quả nhổ bỏ răng và được áp dụng nhiều. Tuy nhiên với công nghệ Piezotome, quá trình thực hiện sẽ đơn giản, nhanh chóng hơn. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau nhức, hạn chế chảy máu, biến chứng và thời gian hồi phục sẽ được đẩy nhanh.

4.3 Trang thiết bị và các máy móc hiện đại

Để có thể đảm bảo về hiệu quả và an toàn khi nhổ răng, sự hỗ trợ từ trang thiết bị, máy móc là không thể thiếu. Trong đó, môi trường phẫu thuật và máy móc, dụng cụ cần đảm bảo vệ sinh, chuẩn an toàn được Bộ Y tế đưa ra. Bên cạnh đó, thiết bị cần đáp ứng đầy đủ để có thể hỗ trợ bác sĩ thực hiện thăm khám, điều trị.

4.4 Chi phí thực hiện

Một tiêu chi cũng cần lưu ý khi lựa chọn nha khoa thực hiện nhổ răng đó là chi phí. Ta nên lựa chọn những nha khoa uy tín với bảng giá được công khai. Hoặc ta cũng có thể được tư vấn rõ ràng về chi phí dịch vụ phù hợp trước khi thực hiện. Điều này sẽ giúp ta hạn chế một vài chi phí phát sinh về sau.

Trên đây là những thông tin trả lời cho vấn đề nhổ răng ở đâu tốt và những trường hợp nào cần thực hiện nhổ răng. Qua đây, mong rằng mọi người đã ý thức rõ hơn về mức độ quan trọng khi lựa chọn nha khoa thực hiện. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho ta về sự an toàn cũng như hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *