Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Nhức đầu suy giảm trí nhớ báo hiệu cơ thể đang trong trạng thái căng thẳng, làm việc quá sức. Hoặc đây là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nhức đầu suy giảm trí nhớ trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

1. Hiểu về nhức đầu suy giảm trí nhớ 

Nhức đầu suy giảm trí nhớ là tình trạng đau nhức toàn bộ đầu hoặc nửa đầu. Kèm theo triệu chứng trí nhớ bị giảm sút, có thể hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, dai dẳng hoặc đau nhức từng cơn. 

Nhức đầu kéo dài, tần suất liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Các triệu chứng đi kèm như suy giảm trí nhớ sẽ gây ra những cản trở và ảnh hưởng đến công việc, cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, dai dẳng hoặc đau nhức từng cơn

2. Nguyên nhân gây nhức đầu suy giảm trí nhớ

2.1. Nhức đầu suy giảm trí nhớ do điều trị bệnh lý

Nếu gặp tình trạng nhức đầu, suy giảm trí nhớ thì cơ thể bạn có thể đang mắc một số bệnh lý như:

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở phụ nữ ngoài 40 tuổi. Tình trạng này xảy ra khi chức năng truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của cơ quan tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn. 

Triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình thường là nhức đầu, chóng mặt, mất khả năng thăng bằng và trí nhớ giảm sút.

Các cơn đau ở đầu do rối loạn tiền đình không có cảm giác dữ dội, bệnh nhân thường chỉ cảm thấy nặng đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh lại dai dẳng kéo dài, khó điều trị khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức.

Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng thiếu máu lên não. Rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi. 

Người bệnh cảm thấy nhức đầu, đau ê ẩm đầu, hoa mắt chóng mặt. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, tê bì các đầu ngón tay, các chi. Một số trường hợp, người bệnh có thể rơi vào hôn mê hoặc đột quỵ.  

Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Rối loạn tuần hoàn não có thể gây ra nhức đầu suy giảm trí nhớ

Bệnh Alzheimer

Alzheimer là một căn bệnh về não bộ gây ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ và trí nhớ của người bệnh. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị căn bệnh này. Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như người bị chấn thương hoặc rối loạn não bẩm sinh cũng có khả năng bị Alzheimer.

Triệu chứng điển hình của Alzheimer nhức đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, hành vi thay đổi, tâm trạng thất thường,… Alzheimer không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy cho tinh thần, cuộc sống của người bệnh và người thân. 

Đau đầu vận mạch

Người bệnh bị đau đầu vận mạch thường xuyên cảm thức nhức đầu ở một bên. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây ra đau đầu giảm trí nhớ. Đau đầu vận mạch khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh và người trẻ. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra đau đầu vận mạnh vẫn chưa được xác định.

Sự bất thường trong hoạt động của mạch máu ở vùng sọ não là yếu tố kích thích các cơn đau đầu vận mạch. Người bệnh có thể bị đau đầu do căng thẳng, stress, ăn uống, thay đổi hormone cơ thể hoặc do di truyền.

Ngoài nhức đầu, suy giảm trí nhờ, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như ù tai, chóng mặt, cảm thấy khó chịu với ánh sáng, tiếng ồn. 

2.2. Nhức đầu suy giảm trí nhớ không phải do bệnh lý

Tình trạng nhức đầu kèm theo hay quên có thể là do các vấn đề về cuộc sống như gia đình, tình cảm, tiền bạc mà bạn đang gặp phải khiến bạn phải lo nghĩ nhiều. Những vấn đề này sẽ khiến tinh thần bạn bị căng thẳng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra tình trạng đau  nhức đầu. 

Ngoài ra, nếu bạn quá tập trung suy nghĩ cho một vấn đề quá nhiều, dẫn đến các việc khác bị lãng quên, dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên. 

Vấn đề này mang tính chất tạm thời, diễn ra trong một thời gian ngắn. Nếu bạn thay đổi  chế độ ăn uống, sinh hoạt và để đầu óc thư giãn thì hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh. 

Tìm hiểu thêm: 4 lời khuyên cho hệ tiết niệu luôn khỏe mạnh

Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Nhức đầu suy giảm trí nhớ do bệnh lý gây ra

3. Cách khắc phục tình trạng nhức đầu, hay quên

3.1. Dùng thuốc điều trị

Để khắc phục tình trạng nhức đầu suy giảm trí nhớ triệt để, trước tiên người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh thông qua chẩn đoán lâm sàng, các xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thu được để xác định nguyên nhân bệnh từ đó 

3.2. Cải thiện đời sống

– Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nạp đầy năng lượng sau một ngày dai làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ hoặc để chúng gần khu vực ngủ. 

– Bổ sung Vitamin nhóm B và Magie vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Hai chất này có tác dụng dẫn truyền thần kinh: Magie kiểm soát lượng đường trong máu còn Vitamin B chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cả hai chất đều có tác dụng giảm nhức đầu. Một số thực phẩm giàu Magie là cá, chuối, bơ, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc,…Bổ sung Vitamin nhóm B bằng các thực phẩm như thịt, gan, trứng, sữa, thịt bò,….

Nhức đầu suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Bị sỏi mật có nguy hiểm không?

Bổ sung Vitamin nhóm B vào thực đơn hằng ngày

– Giữ tinh thần lạc quan, không nên suy nghĩ quá nhiều. Sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

– Kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh để làm giảm các nhức buốt đầu, thư giãn các cơ và giảm đau

– Thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối  khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. 

– Uống trà gừng để giảm đau nhức, giảm viêm. Ngoài ra gừng còn có có tác dụng ức chế các tác nhân gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Điều trị nhức đầu, suy giảm trí nhớ triệt để thì cần tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu giảm, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất đê được thăm khám. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *