Những bạn điều cần biết về hội chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là hội chứng suy giảm khả năng nhận thức của người bệnh, với nhiều thể dạng khác nhau. Sa sút về trí tuệ thường liên quan đến vấn đề tuổi tác nhưng không phải tất cả các trường hợp đều như vậy. Do đó, không thể chủ quan trước hiện tượng này.

Bạn đang đọc: Những bạn điều cần biết về hội chứng sa sút trí tuệ

1. Sa sút trí tuệ là gì?

Đây không phải là một bệnh cụ thể nào mà là một khái niệm chỉ một tập hợp các triệu chứng liên quan đến những rối loạn do tổn thương ở não bộ gây ra.

Sa sút về trí tuệ là tình trạng suy giảm về khả năng nhận thức (tư duy) của người bệnh. Các dạng nhận thức bao gồm: trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ, việc thông hiểu thông tin, kỹ năng về không gian, khả năng phán đoán và chú ý. Đặc biệt là trí nhớ. Sự suy giảm này thường đi kèm với mất kiểm soát cảm xúc, hành vi xã hội. 

Những bạn điều cần biết về hội chứng sa sút trí tuệ

Sa sút về trí tuệ là hội chứng suy giảm khả năng nhận thức ở con người

2. Triệu chứng của hội chứng sa sút về trí tuệ 

Sự thoái hóa các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối của chúng ở trong não gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của con người. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của não mà các triệu chứng cũng biểu hiện khác nhau ở mỗi người.Nhưng chủ yếu vẫn là:

– Mất trí nhớ là một trong những triệu chứng điển hình những người mắc hội chứng này

– Khó khăn trong giao tiếp, khó diễn đạt

– Găp trở ngại trong việc giải quyết vấn đề, nhất là vấn đề phức tạp

– Khả năng tìm hiểu hoặc nhớ các thông tin mới kém

– Giảm thị giác và nhận thức về không gian, mất phương hướng, có thể bị lạc trong khi lái xe

– Khó khăn trong việc phối hợp

– Tính cách thay đổi, hành vi bất thường, không phù hợp

– Bất thường về tâm lý, thường xuyên phiền muộn, lo âu, dễ kích động

– Mắc chứng hoang tưởng

– Thường gặp ảo giác

3. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ 

3.1 Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng của sự sa sút về trí tuệ. Nhưng đó không phải là hậu quả tất yếu của lão hóa và không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi. Thực tế, khoảng 9% những người dưới 65 tuổi vẫn gặp phải hội chứng này. 

3.2 Do các bệnh lý

Các bệnh lý hoặc chấn thương có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não, dẫn đến giảm sút trí tuệ bao gồm:

– Bệnh thần kinh: Alzheimer, Parkinson, Huntington…

– Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến,…

– Bệnh nội tiết: đái tháo đường, suy giáp…

– Bệnh nhiễm trùng: viêm màng não, HIV, Creutzfeldt-Jakob

– Rối loạn thần kinh và chấn thương sọ não…

–  Lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

3.3 Di truyền

Nếu gia đình có người mắc hội chứng này thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người có yếu tố tiền sử gia đình nhưng không phát triển các triệu chứng. Nhiều người không có tiền sử gia đình nhưng lại gặp phải tình trạng này.

4. Các dạng thể sa sút về trí tuệ thường gặp 

4.1 Bệnh Alzheimer

Trong não của bệnh nhân Alzheimer có sự tồn tại của các mảng và đám rối. Chúng có khả năng làm hỏng các tế bào thần kinh và các sợi kết nối giữa chúng. 

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng này. Đặc biệt bệnh có thể truyền từ cha mẹ sang con, rất nguy hiểm.

Hội chứng Down có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng sa sút về trí tuệ do Alzheimer. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở tuổi trung niên, nhiều người mắc hội chứng Down khởi phát bệnh Alzheimer sớm so với người bình thường.

4.2 Sa sút trí tuệ não mạch 

Hình thành do sự tổn thương các mạch cung cấp máu cho não của người bệnh. Mạch máu bị tổn thương có thể gây ra đột quỵ hoặc làm hỏng não theo những cách khác nhau. Một trong số đó là làm hỏng các sợi trong chất trắng của não. 

Người bệnh giảm khả năng tập trung, suy nghĩ chậm. Kéo theo đó là những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và tư duy tổ chức. Vấn đề này đôi khi trầm trọng hơn là mất trí nhớ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh

Những bạn điều cần biết về hội chứng sa sút trí tuệ

Giảm trí nhớ là một trong những triệu chứng điển hình của người mắc chứng sa sút về trí tuệ

4.3 Chứng sa sút trí tuệ thể Lewy 

Thể dạng Lewy là hiện tượng các khối chất đạm alpha-synuclein phát triển bên trong các tế bào thần kinh một cách bất thường. Chúng có hình dạng giống như những quả bóng bay. 

Các dấu hiệu bao gồm: mơ khi ngủ, nhìn thấy ảo giác và gặp các vấn đề về tập trung và chú ý. Bệnh cạnh đó, người bệnh có thể di chuyển không phối hợp hoặc chậm, run rẩy và cứng nhắc (bệnh parkinson).

4.4 Trí tuệ sa sút thể tiền đình thái dương 

Là tình trạng thoái hóa thùy tiền đình và thái dương của não bộ. Thể bệnh này gây ra nhưng rối loạn trong tính cách, hành vi và ngôn ngữ. Người bệnh gặp trở ngại trong việc duy trì các hành vi thích hợp với xã hội. Họ trở nên hung hăng, thô lỗ, giảm khả năng kiềm chế.

Đôi khi các thể dạng trên có thể xảy ra cùng lúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chứng mất trí nhớ có thể do sự kết hợp của một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, thể não mạch và thể Lewy. 

5. Ảnh hưởng của sự suy giảm trí tuệ đến người bệnh

Những hạn chế về nhận thức và hành vi khiến người bệnh gặp phải một số vấn đề sau:

– Dinh dưỡng kém: Hiện tượng sa sút về trí tuệ khiến nhiều người bệnh giảm hoặc ngừng ăn.  Nhiều trường hợp, họ có thể không thể nhai và nuốt, đặc biệt khi bệnh tiến triển nặng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp dung dưỡng cho cơ thể. Nuốt khó còn làm tăng nguy cơ hít thức ăn vào phổi, gây tắc thở và viêm phổi.

– Chăm sóc bản thân: Mất kiểm soát về hành vi khiến người bệnh dần không có khả năng tự thực hiện các hoạt động hằng ngày tắm, mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, sử dụng nhà vệ sinh hay uống thuốc sao cho đúng.

– An toàn cá nhân: Do sa sút về nhận thức, những người mắc hội chứng này có thể gặp phải những nguy hiểm bất cứ lúc nào, khi lái xe, nấu ăn và đi bộ…

– Tử vong: Ở giai đoạn muộn, hội chứng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong, thường là do nhiễm trùng.

6. Cách phòng ngừa các biến chứng do sa sút trí tuệ 

Có môt số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc làm giảm sự tiến triển của hội chứng này. Đó là:

– Thường xuyên đọc, giải câu đố và chơi trò chơi chữ và rèn luyện trí nhớ

– Tham gia các hoạt động xã hội và thể chất, tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần

– Hạn chế hút thuốc lá nhằm giảm nguy cơ các bệnh về mạch máu

– Ăn đủ chất, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, trái cây, rau, ngũ cốc và axit béo omega-3 

– Kiểm soát tình trạng tim mạch của mình bao gồm huyết áp, cholesterol, tiểu đường, chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường, bởi huyết áp cao có thể dẫn đến mất trí nhớ

– Điều trị triệt để các bệnh liên quan đến mất thính lực, trầm cảm hoặc lo âu

– Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ngay khi thấy các biểu hiện bất thường về trí tuệ, cần gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được thăm chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Những bạn điều cần biết về hội chứng sa sút trí tuệ

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu trên và cách điều trị

Thăm khám ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh giúp điều trị tình trạng trí tuệ sa sút, phòng tránh biến chứng.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng sa sút trí tuệ, từ đó biết cách phòng ngừa, nhận diện và điều trị bệnh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *