Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Nhiều người quan niệm rằng chỉ người lớn tuổi mới dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp tuy nhiên thực tế không phải vậy. Đau cơ, đau xương phát triển, thấp khớp, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi,… là những bệnh cơ xương khớp trẻ em hoàn toàn có thể mắc phải.

Bạn đang đọc: Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Đau cơ, đau xương khớp phát triển

Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Đau cơ, đau xương phát triển là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh, sự phát triển của xương không theo kịp sự phát triển của cơ bắp.

Đây là loại bệnh cơ xương khớp phổ biến ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Bệnh tiến triển là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh, sự phát triển của xương không theo kịp sự phát triển của cơ bắp. Bệnh thường có biểu hiện là đau chân dai dẳng, khó cử động. Trẻ thường đau vào buổi tối sau một ngày hoạt động.

Trẻ từ 12 – 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây ra tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay phía dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Dấu hiệu đặc trưng gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động.

Nếu mắc bệnh, trẻ cần ngưng tất cả hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn. Nếu đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.

Thấp khớp

Bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh thường phát triển mạnh vào mùa đông, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.

Bệnh thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể có các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau tại các khớp lớn như khớp vai, háng… kéo dài khoảng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý thoát vị đĩa đệm không nên tập gì?

Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

Bệnh thấp khớp thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng

Khi đã được chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ cần được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Họai tử vô khuẩn chỏm xương đùi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường do thiếu máu nuôi dưỡng sau gãy cổ xương đùi di lệch hoặc trật khớp háng; tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, tăng áp lực trong xương, nhiễm độc… Bên cạnh đó, các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển nặng hơn như dùng Steroid dài ngày, nghiện rượu, thuốc lá, mắc bệnh gan, thận mạn tính…

Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định dùng thuốc, kích thích điện hay tiến hành khoan giảm áp, ghép xương, đục xương sửa trục… Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các bác sĩ phải thay khớp háng nhân tạo để giúp người bệnh hết đau, cải thiện chức năng khớp háng, đi lại, vận động

Viêm cột sống dính khớp

Trẻ từ 8 đến 15 tuổi rất dễ mắc phải bệnh này. Biểu hiện của bệnh thường là đau cột sống lưng, lưng cứng, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Người bệnh sốt, mệt mỏi, gầy sút. Khi bệnh đã trở nên rõ ràng, cột sống thắt lưng thường đau nhiều, thường đau nặng về đêm, cứng cột sống đặc biệt là vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy.

Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Những nguyên nhân gây đau khớp gối

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi nghi ngờ trẻ mắc các vấn đề về xương khớp

Bệnh diễn biến kéo dài có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo. Sau một thời gian toàn bộ cột sống dính không còn khả năng vận động, khiến bệnh nhân có thể bị gù, vẹo cột sống, không đứng thẳng hay không ngồi xổm được. Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như trên nên đưa đi khám tại các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.

Biến dạng cột sống (học đường)

Thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đi học. Nguyên nhân có thể do trẻ đeo ba lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế…Biểu hiện của bệnh như đi lệch về một bên, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *