Những biến chứng đau răng số 8 thường gặp

Đau răng số 8 không còn là vấn đề của riêng một cá nhân nào. Mức độ đau và tính chất của nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, những biến chứng đau răng số 8 còn khiến người ta phải lo lắng bởi độ nguy hiểm. Sau đây chính là những biến chứng thường gặp do răng khôn.

Bạn đang đọc: Những biến chứng đau răng số 8 thường gặp

Những biến chứng đau răng số 8 thường gặp

Đau răng số 8 là việc ai cũng phải gặp một lần.

1. Những triệu chứng đau răng khôn

Răng hàm số 8 hay còn gọi là răng khôn. Đây là những răng hàm lớn thứ 3. Và đó là chiếc răng mọc cuối cùng trong quá trình trưởng thành của một con người.

Không giống những răng khác, răng khôn mọc lên có thể gây ra nhiều rắc rối cho con người. Điển hình như việc đau nhức, viêm nhiễm. Thông thường, những người bị đau nhức răng khôn sẽ có những triệu chứng như:

– Đau răng ở vị trí trong cùng khoang miệng, sau hàm.

– Nhận thấy răng khôn bắt đầu nhú lên khỏi nướu.

– Vị trí mọc răng khôn có dấu hiệu bị sưng đỏ.

2. Những nguyên nhân gây đau răng số 8

Vì sao cứ nhắc tới răng khôn là lại liên tưởng ngay tới sự đau nhức, khó chịu. Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Thực tế, tình trạng này phát sinh bởi một số lý do:

Tìm hiểu thêm: Thuốc bôi trị viêm nướu răng – Cách sử dụng an toàn, hiệu quả

Những biến chứng đau răng số 8 thường gặp

Để nhanh chóng kết thúc các cơn đau nhức răng, bạn hãy đến khám tại các trung tâm nha khoa để được bác sĩ tư vấn và chữa trị

2.1 Đau răng khôn trong quá trình mọc

– Độ tuổi 17 – 21 là giai đoạn thường mọc răng khôn. Khi ấy, răng sẽ phá vỡ bề mặt của nướu để mọc lên. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó chịu, đau nhức trong khoang miệng.

– Thời gian mọc răng khôn là khi hàm răng đã mọc và phát triển hoàn thiện. Điều này đồng nghĩa trên khung hàm không còn vị trí phù hợp cho răng khôn. Do đó, răng khôn dễ xảy đến tình trạng bị mọc lệch, chèn ép những răng bên cạnh.

– Răng khôn có thể bị mắc kẹt ở dưới nướu. Tình trạng này sẽ dễ dẫn tới việc nướu phải chịu tổn thương. Khi ấy, thức ăn còn sót trong khoang miệng hoặc các vi khuẩn gây bệnh bám quanh răng khôn sẽ gây tổn hại tới nướu. Đó có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như nhiễm trùng nướu, áp xe, u nang, …

2.2 Đau răng khôn do sâu răng

– Răng khôn bị sâu có thể là nguyên nhân gây đau răng. Vị trí của răng khôn luôn gây khó khăn trong quá trình vệ sinh. Do đó, những mảng bám không được loại bỏ sẽ tích tụ, hình thành vi khuẩn gây sâu răng. Khi bị sâu, răng số 8 sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức nghiêm trọng. Thậm chí, điều này còn có thể ảnh hưởng tới các răng xung quanh.

2.3 Đau răng không không rõ nguyên nhân

Thông thường, nếu răng khôn của ta mọc ngay ngắn, thẳng hàng thì sẽ ít gặp phải những trường hợp trên. Thế nhưng vị trí mọc răng khôn vẫn có cảm giác đau. Điều này là do hầu hết răng khôn đều không có đủ chỗ mọc. Do đó chúng thường mọc ngang, mọc xiên dẫn tới đâm vào phần nướu. Điều này sẽ dẫn tới đau nhức, chảy máu nướu.

3. Những biến chứng đau răng số 8

Tình trạng đau nhức răng khôn gây khó chịu với mức độ tăng dần. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không để ý và bỏ qua. Việc này dẫn tới răng không được điều trị kịp thời, dễ xảy ra biến chứng như:

3.1 Viêm lợi trùm

Tại vùng mọc răng số 8, phần niêm mạc thường lỏng lẻo. Đồng thời, răng khôn lại mọc ở vị trí trong cùng của khoang miệng nên việc vệ sinh trở nên khó khăn. Khi răng miệng không được đảm bảo vệ sinh sẽ dễ dẫn tới viêm nhiễm. Răng sẽ bắt đầu sưng đỏ, quanh thân răng có dấu hiệu đau, viêm nướu trùm, … Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến xương xung quanh dần bị phá hủy. Thậm chí, điều này còn có thể ảnh hưởng tới những răng bên cạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm rất dễ lây sang vùng xương hàm gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mang tai, …

3.2 Răng số 7 bị sâu

Đa phần mọi người đều gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch. Khi đó, thức ăn sẽ dễ bị dắt vào kẽ răng, khó làm sạch. Đây là vị trí tiếp xúc với răng số 7. Do dó, nếu không được vệ sinh kĩ càng, lâu ngày răng số 7 sẽ bị ảnh hưởng. Răng có thể gặp các vấn đề như sâu răng, lâu ngày gây viêm tủy, đau nhức kéo dài, …

3.3 U nang xương hàm

Khi răng số 8 bị mọc lệch sẽ đâm vào răng bên cạnh. Điều này sẽ gây tiêu ngót phần chân răng và thoái hóa thành u nang bệnh lý. Phần u nang này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều nguy hiểm. Điển hình như răng bị hỏng, xương hàm tổn thương nghiêm trọng, mất chức năng của dây thần kinh.

3.4 Rối loạn cảm giác và phản xạ

Hàm răng là cơ quan liên đới tới nhiều dây thần kinh. Do đó, khi răng số 8 mọc lệch hay mọc ngầm sẽ khiến các dây thần kinh này bị chèn ép. Lâu ngày, những dây thần kinh cảm giác ở các vị trí như da, môi, niêm mạc, … sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, người bệnh có thể mắc phải hội chứng giao cảm. Hội chứng này sẽ khiến bị đau một bên mặt hoặc phù, đỏ quanh vị trí ổ mắt.

4. Có phải bất kì trường hợp nào cũng nên nhổ răng khôn?

Hầu hết mọi người đều sẽ phải trải qua những bất tiện và khó chịu do răng số 8 gây ra. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào ta cũng nên giải quyết bằng phương pháp nhổ bỏ. Sau đây là những trường hợp cần nhổ răng khôn:

– Trường hợp răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Điều này gây đau đớn và lâu ngày dẫn tới biến chứng đau răng khôn.

– Trường hợp răng khôn mọc lệch và không tham gia quá trình ăn nhai. Khi đó thức ăn dễ bị dắt vào kẽ răng, khó vệ sinh. Lâu ngày sẽ khiến vị trí răng khôn bị viêm nhiễm.

– Trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng đối diện không có răng tương ứng. Lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn tới răng bị sâu, viêm nha chu, …

– Trường hợp bệnh nhân cần chỉnh hình, phục hình răng

Những biến chứng đau răng số 8 thường gặp

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cạo vôi răng bị ê buốt

Không phải trong trường hợp nào ta cũng nên giải quyết bằng phương pháp nhổ bỏ

Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề về tình trạng và biến chứng đau răng số 8. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có cho mình những kỹ năng và thông tin giúp giải quyết răng khôn nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *