Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

Đậu mùa khỉ hiện đang có xu hướng gia tăng, nhiều ca mắc bệnh và cần tiếp nhận điều trị từ nhân viên y tế. Trong đó, mẹ bầu là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất vì đậu mùa khỉ có tính truyền nhiễm từ người qua người. Vậy có thai bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu ngay chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

1. Phương thức lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền cho thai nhi và trẻ sơ sinh từ bà mẹ bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiện vẫn còn hạn chế thông tin về nhiễm đậu mùa khỉ trong thời kỳ mang thai, nhưng virus đậu mùa khỉ có khả năng lây truyền cho thai nhi khi bà mẹ đang mang thai và cũng có thể lây sang cho trẻ sơ sinh sau khi sinh khi tiếp xúc gần gũi. Đã có báo cáo về trường hợp sảy thai tự nhiên, thai lưu và sinh non ở những bà mẹ mắc virus đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ lây truyền ở con người qua các con đường sau:

– Tiếp xúc gần: Người bị nhiễm đậu mùa khỉ có thể lây truyền bệnh trong thời gian họ có triệu chứng (thường từ 2 đến 4 tuần). Con đường lây lan có thể là qua tiếp xúc gần với người có triệu chứng, như dịch cơ thể (dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da), nốt ban và đặc biệt là vảy có nguy cơ lây nhiễm. Người khác có thể bị lây truyền bệnh thông qua quần áo, khăn mặt, chăn ga gối hoặc vật dụng khác như dụng cụ nhà bếp, đồ ăn hoặc đồ uống của người nhiễm virus.

Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

Bệnh đậu mùa khỉ có thể bị lây nhiễm từ người bệnh hoặc bề mặt, đồ dùng chứa virus sang mẹ bầu

– Vết loét và tổn thương trong miệng: Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền qua nước bọt hoặc giọt bắn đường hô hấp thông qua vết loét hoặc tổn thương trong miệng. Do đó, người khác có tương tác gần gũi với người nhiễm virus có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên ở gần bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm bệnh là rất cao.

– Lây truyền từ bào thai hoặc từ cha mẹ: Virus đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ phụ nữ mang thai sang thai nhi qua nhau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh thông qua tiếp xúc trực tiếp da với da.

2. Dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai 

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ trong thai kỳ, phụ nữ mang thai hay người bình thường đều có những triệu chứng giống nhau như: sốt, nhức đầu, đau họng, ho, nổi hạch và phát ban. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải phân biệt được bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh da liễu khác trong thai kỳ, bao gồm các nốt ban sẩn ngứa của thai kỳ.

Tổn thương gây ra bởi đậu mùa khỉ có thể giống với các bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm virus varicella zoster hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, việc chẩn đoán phân biệt nốt phát ban là do đậu mùa khỉ là rất quan trọng, quyết định đến thời gian tiếp nhận điều trị và sức khỏe của 2 mẹ con trong tương lai.

Nếu mẹ bầu có triệu chứng bệnh như đã nêu trên, đặc biệt là nếu có yếu tố nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác bạn có dương tính với virut đậu mùa khỉ hay không,

3. Có thai bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? 

Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai, mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của thai nhi, bao gồm bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh và tử vong thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với bất kỳ ai có khả năng bị nhiễm đậu mùa khỉ hoặc có triệu chứng của bệnh.

Trẻ sơ sinh bị đậu mùa khỉ do lây truyền từ mẹ có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người trưởng thành. Có thể kể đến 1 số biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ như:

Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra những nguy hiểm sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

– Nhiễm trùng da thứ phát.

– Viêm phổi.

– Các vấn đề về mắt khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh. Việc điều trị sẽ tập trung vào giảm các triệu chứng, hỗ trợ hệ thống hô hấp và hệ tim mạch của em bé.

Các chuyên gia y tế đang tiến hành các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về các rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ đối với phụ nữ mang thai và cách điều trị an toàn, đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Có thai bị bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Trước tình hình số ca mắc bệnh có xu hướng gia tăng hiện nay, phụ nữ có thai cần cẩn trọng, tự bảo vệ bản thân. Nếu bạn chưa biết những cách tự bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này, hãy đọc đến hết bài viết để thu thập những thông tin hữu ích cho bản thân.

4. Lưu ý chăm sóc cho phụ nữ mang thai bị bệnh đậu mùa khỉ

Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và gia đình về các biện pháp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi trong và sau khi nhiễm virus.

Đối với người mẹ, quan trọng là bạn tự cách ly và thông báo cho các cơ quan chức năng, cơ sở y tế biết về bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc triệu chứng nặng hơn. Sau khi hồi phục, bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su trong vòng 12 tuần để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư ở Singapore

Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

Mẹ bầu nên tự cách ly bản thân với mọi người xung quanh, nghỉ ngơi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Đối với thai nhi, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng siêu âm, đo nhịp tim và kiểm tra chức năng nhau thai. Đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ cần cẩn trọng hơn bao giờ hết. Đối với nhóm đối tượng này, tỷ lệ sinh non và thai chết lưu tăng cao. Việc theo dõi thai nhi định kì, đều đặn giúp phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời nếu cần.

Dù mẹ đã hồi phục và không còn mắc bệnh, việc khám thai định kỳ vẫn rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của thai nhi và phòng ngừa các biến chứng. Mục đích là đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi và có thể thực hiện can thiệp kịp thời nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu rất quan trọng nhằm duy trì sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Bạn nên xây dựng 1 thực đơn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các nhóm chất Vitamin, vi chất, đạm, chất béo, chất xơ.

Đồng thời, mẹ luôn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhưng không đồng nghĩa với việc bỏ hẳn việc tập thể dục nhẹ nhàng. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh.

5. Làm thế nào để tránh nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai?

Phụ nữ mang thai là nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus đậu mùa khỉ, và vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

Khám thai định kì thường xuyên cũng là cách giúp mẹ bầu phát hiện bệnh đậu mùa khỉ sớm, chính xác

Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng cá nhân của những người bị bệnh (bao gồm đồ dùng cá nhân, chăn, ga giường, quần áo, khăn tắm…) là một con đường lây truyền virus đậu mùa khỉ. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian dài, đôi khi cả vài tuần. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý tránh các vật dụng mà họ sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám, siêu âm, tư vấn dinh dưỡng trong thai kì hãy để lại thông tin để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *