Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ

Biến chứng tay chân miệng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra nếu trẻ mắc tay chân miệng không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng như không được chăm sóc tốt trong quá trình mắc bệnh. Do đó, dù là một bệnh lý phổ biến nhưng các gia đình có con mắc bệnh tay chân miệng tuyệt đối không nên chủ quan. Bố mẹ hãy cho con đi khám ngay để xác định tình trạng bệnh và nên trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc con đúng đắn và cần thiết.

Bạn đang đọc: Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ

1. Biến chứng tay chân miệng ở trẻ thường xuất hiện khi nào?

Dịch tay chân miệng ở trẻ thường có xu hướng bùng phát mạnh vào hai khoảng thời gian chủ yếu hằng năm, đó là từ tháng 2 – 5 và từ tháng 9 – 12. Đây cũng là hai thời điểm trẻ mắc tay chân miệng dễ diễn tiến trở nặng và xảy ra biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là vào khoảng thời gian giao mùa, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng.

Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ

Dịch tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường

Biến chứng tay chân miệng thường xảy ra sớm trong giai đoạn toàn phát của bệnh, khoảng từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm. Các biến chứng mà trẻ mắc tay chân miệng có thể gặp phải rất nhiều, ví dụ như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim hay phù phổi cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng này đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng xảy ra biến chứng thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu như: sốt cao và nôn nhiều. Bố mẹ nếu thấy bé mắc tay chân miệng xuất hiện triệu chứng này thì hãy cho con đi khám ngay để bé được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

2. 03 biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi mắc tay chân miệng

Trẻ mắc tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời hay chăm sóc đúng cách có thể xảy ra nhiều biến chứng khôn lường. Dưới đây là 3 biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp khi mắc tay chân miệng bố mẹ cần hết sức lưu ý:

2.1. Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh của tay chân miệng bao gồm viêm não, viêm thân não, viêm màng não và viêm não tủy. Các biểu hiện của biến chứng này có thể bao gồm:

– Trẻ rung giật cơ (giật mình chới với). Trẻ có cử động co giật ngắn kéo dài từ 1-2 giây, thường xảy ra ở tay và chân. Các cơn giật mình chới với thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị vào giấc ngủ hoặc khi nằm ngửa;

– Trẻ có các cử động không tự ý như bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng. Đồng thời, có thể quan sát thấy mắt nhìn ngược.

– Trẻ có các cử động rung giật nhãn cầu, gây ra sự rung lắc hoặc nhanh chậm của đồng tử;

– Trẻ bị tăng trương lực cơ, khiến cơ bắp co cứng hơn bình thường;

– Trẻ bị yếu hay bị liệt ở một hoặc nhiều chi.

– Trẻ bị liệt dây thần kinh sọ não gây ra sự suy giảm hoặc mất chức năng của một số cơ quan, ví dụ như mất khả năng điều chỉnh cử động, ngôn ngữ, thị giác và cảm giác.

– Trẻ có thể bị rơi vào trạng thái hôn mê khi mắc tay chân miệng. Đây là một trong những biến chứng rất nặng trẻ mắc chân tay miệng có thể gặp phải. Hơn thế, biến chứng này còn thường đi kèm triệu chứng suy hô hấp và suy tuần hoàn, rất dễ dẫn tới tử vong.

2.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp

Tìm hiểu thêm: Viêm họng vi khuẩn liên cầu: Tổng quan và Cách điều trị

Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ

Trẻ mắc thủy đậu có thể gặp biến chứng nguy hiểm về tim mạch, hô hấp

Biến chứng tim mạch và hô hấp của tay chân miệng bao gồm viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của các biến chứng này khi xảy ra ở trẻ:

–  Mạch tim của trẻ tăng lên trên 150 lần/phút;

– Thời gian làm đầy mao mạch (thời gian để mạch máu trở lại sau khi bị nhấn) bị chậm, kéo dài hơn 2 giây;

– Trẻ bị rối loạn vận mạch xuất hiện các biểu hiện gồm: da nổi vân tím, đổ mồ hôi và tứ chi lạnh. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tại một vùng cơ thể như tay hoặc chân;

–  Trẻ bị tăng huyết áp ở gia đoạn đầu mắc tay chân miệng với chỉ số huyết áp tâm thu có thể lên đến ≥ 110 mmHg (đối với trẻ dưới 1 tuổi), ≥ 115 mmHg (đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi), ≥ 120 mmHg (đối với trẻ trên 2 tuổi). Trong giai đoạn sau, không thể đo được mạch và huyết áp.

– Trẻ có triệu chứng thở nhanh, nông, khò khè. Ngực của trẻ có thể rút lõm và hơi thở có âm thanh rít thanh quản. Hơi thở không đều.

– Trẻ bị phù phổi cấp với các biểu hiện khó thở, da có thể có màu tím tái, phổi có nhiều ran ẩm. Ngoài ra, trong nội khí quản của trẻ còn có thể có máu hoặc sự kết hợp của máu và bọt hồng.

2.3. Biến chứng đối với thai kỳ

Mặc dù hiếm, nhưng có một số bằng chứng cho thấy người mẹ nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Dù vậy, các mẹ khi mang thai chưa từng mắc thủy đậu cần hết sức cẩn thận để tránh bị lây nhiễm bệnh thủy đậu và gây ảnh hưởng không tốt tới em bé trong bụng.

3. Cách phòng phòng ngừa lây nhiễm bệnh tay chân miệng cho trẻ

Những biến chứng tay chân miệng nguy hiểm ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Điểm danh 5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ?

Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp bố mẹ có thể điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý cho con, giúp con một sức khỏe tốt, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh

Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, các bố mẹ chỉ có thể bảo vệ con khỏi dịch bệnh này bằng cách phòng ngừa. Các bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng:

– Bố mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân hằng ngày cho bé. Bé nên được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi ăn uống.

– Bố mẹ hãy đảm bảo cho con một môi trường sống trong lành và an toàn bằng cách luôn vệ sinh nhà cửa, nhất là phòng ngủ và khu vực vui chơi của bé được sạch sẽ, gọn gàng;

– Bố mẹ tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh, hạn chế ra nơi đông người, mỗi khi đi đâu cần đeo khẩu trang cẩn thận để hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

– Bố mẹ hãy cho bé kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe của con, phát hiện và điều trị sớm bệnh lý bé đang mắc phải nếu có, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp để bé được phát triển tốt về cả thể chất và tinh thần. Khi sức khỏe hệ miễn dịch được nâng cao, bé sẽ hạn chế được nguy cơ bị lây nhiễm bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh hơn nếu bị lây bệnh.

Ngoài ra, các gia đình cần tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị của các cơ quan y tế địa phương và quốc gia để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm và phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Trên đây, bài viết đã giải đáp tới bạn đọc các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm trẻ có thể bị khi mắc tay chân miệng. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *