Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

Bệnh thoát vị bẹn cần được nhận diện sớm và xử trí kịp thời, nếu không có thể gây những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận diện dấu hiệu, biến chứng thoát vị bẹn và cách điều trị căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

1. Dấu hiệu thoát vị bẹn

Khối phồng ở vùng bẹn: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Bạn có thể cảm thấy một khối mềm, tròn hoặc bầu dục ở một hoặc cả hai bên háng. Khối này thường xuất hiện khi đứng, ho, rặn và có thể tự biến mất khi nằm xuống.

Đau nhức: Đau thường xuất hiện khi vận động mạnh, nâng vật nặng hoặc khi khối thoát vị bị kẹt. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cảm giác nặng ở vùng bẹn: Người bệnh thường cảm thấy nặng nề, khó chịu ở vùng bẹn, đặc biệt khi hoạt động.

Rối loạn tiêu hóa: Trong một số trường hợp, thoát vị bẹn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi thoát vị bẹn bị nghẹt, bao gồm:

– Đau dữ dội, đột ngột: Khi khối thoát vị trở nên cứng, sưng đỏ và rất đau.

– Buồn nôn, ói mửa: Do ruột bị tắc nghẽn.

– Sốt: khi xảy ra nhiễm trùng.

Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

Nếu thấy cảm giác đau tức ở vùng bẹn nhất là khi vận động mạnh và có khối phồng thì rất có thể bạn đã bị thoát vị bẹn.

2. Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

Biến chứng thoát vị bẹn nguy hiểm đáng lo ngại nhất đó chính là biến chứng nghẹt (hay n gọi là thoát vị bẹn nghẹt). Điều này xảy ra khi khối thoát vị chui xuống vùng bẹn, bìu (ở bé trai) hoặc vùng gần âm môi (ở bé gái) và bị mắc kẹt không chui trở lại bụng được.

Điều này dẫn đến một loạt nguy hiểm sau:

2.1 Biến chứng thoát vị bẹn: Hoại tử ruột, mạc treo ruột

Khi một phần của ruột bị kẹt trong lỗ thoát vị, máu cung cấp cho phần ruột này có thể bị cắt đứt, dẫn đến hoại tử.

Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, khiến mô ruột chết do thiếu máu nuôi dưỡng và điều này có thể dẫn đến thủng ruột, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) và nhiễm trùng toàn thân. Mạc treo ruột, là mô chứa các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho ruột, cũng có thể bị hoại tử, gây tắc nghẽn mạch máu và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng ruột.

Các triệu chứng của hoại tử ruột bao gồm đau bụng dữ dội, sốt cao, buồn nôn, nôn và bụng căng cứng. Đây là tình trạng cấp cứu y tế và cần phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ phần ruột bị hoại tử và khôi phục lưu thông máu.

2.2 Biến chứng thoát vị bẹn: Hoại tử tinh hoàn, buồng trứng

Hoại tử tinh hoàn và buồng trứng cũng là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do thoát vị bẹn.

Ở nam giới, thoát vị bẹn có thể gây ra tình trạng tinh hoàn bị kẹt, xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh do không được cung cấp máu đầy đủ, dẫn đến hoại tử tinh hoàn. Tinh hoàn bị hoại tử sẽ mất chức năng và có thể phải cắt bỏ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nội tiết tố nam. Các triệu chứng của hoại tử tinh hoàn bao gồm đau dữ dội ở vùng bẹn và bìu, sưng tấy, đỏ và có thể sốt cao.

Ở phụ nữ, thoát vị bẹn có thể ảnh hưởng đến buồng trứng, gây ra hoại tử buồng trứng nếu máu cung cấp cho buồng trứng bị cắt đứt. Buồng trứng bị hoại tử sẽ không còn chức năng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe nội tiết tố của phụ nữ. Triệu chứng của hoại tử buồng trứng bao gồm đau bụng dữ dội, đặc biệt là ở vùng bụng dưới, buồn nôn, nôn và sốt.

Tìm hiểu thêm: 4 điều cần lưu ý trước khi khám sức khỏe hôn nhân

Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

Tạng bị thoát vị có thể bị nghẹt dẫn tới hoại tử, ngoài ra tinh hoàn nếu thiếu máu nuôi lâu ngày cũng dễ bị tổn thương, thậm chí có thể bị hoại tử.

3. Cách điều trị

Để điều trị thoát vị bẹn, hai phương pháp phổ biến được sử dụng là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật mổ mở là phương pháp truyền thống, trong đó bác sĩ sẽ rạch mở vùng bẹn để tiếp cận và đẩy phần ruột hoặc mô mềm bị thoát vị trở lại vào ổ bụng, sau đó khâu lại lỗ thoát vị. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp thoát vị lớn hoặc phức tạp và có ưu điểm là bác sĩ có thể trực tiếp quan sát và sửa chữa vùng bị thoát vị. Tuy nhiên, phẫu thuật mổ mở thường đi kèm với thời gian hồi phục lâu hơn và có nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng hoặc đau kéo dài tại vị trí mổ.

Phẫu thuật nội soi, ngược lại, là một phương pháp ít xâm lấn hơn, sử dụng các dụng cụ nội soi và camera nhỏ để thực hiện phẫu thuật qua các lỗ nhỏ trên bụng. Bác sĩ sẽ bơm khí vào ổ bụng để tạo không gian làm việc, sau đó sử dụng các dụng cụ đặc biệt để đẩy phần thoát vị trở lại và khâu lại lỗ thoát vị. Phẫu thuật nội soi thường có ưu điểm là giảm đau sau phẫu thuật, ít sẹo và thời gian hồi phục ngắn hơn so với phẫu thuật mổ mở.

Những biến chứng thoát vị bẹn cực kỳ nguy hiểm

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi bị trật khớp vai

Thoát vị bẹn nghẹt là một cấp cứu y khoa và cần phải xử trí càng sớm càng tốt, nếu để muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.

4. Những đối tượng hay bị thoát vị bẹn?

Thoát vị bẹn là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao hơn.

Đầu tiên, nam giới có tần suất bị thoát vị bẹn cao hơn nhiều so với nữ giới. Do cấu trúc vùng bẹn ở nam giới có một khe nhỏ – đường dẫn mà trước đây cho phép tinh hoàn di chuyển xuống túi bìu trong quá trình phát triển. Thông thường, sau khi tinh hoàn đã vào vị trí, chỉ còn lại các mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn đi qua đường này. Tuy nhiên, nếu lỗ quanh động mạch không kín hoặc cơ vùng này quá yếu, một đoạn ruột có thể chui vào và thoát ra khỏi ổ bụng, đi xuống bìu, gây ra thoát vị bẹn.

Thứ hai, người cao tuổi cũng dễ bị thoát vị bẹn do cơ và mô liên kết yếu dần theo thời gian, làm tăng nguy cơ thoát vị.

Ngoài ra, những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên nâng vác vật nặng hoặc tham gia vào các hoạt động gây áp lực lên vùng bụng như vận động viên cử tạ cũng có nguy cơ cao.

Phụ nữ mang thai, do sự gia tăng áp lực lên vùng bụng, cũng có thể dễ bị thoát vị bẹn.

Cuối cùng, những người có tiền sử gia đình bị thoát vị bẹn hoặc đã từng bị thoát vị ở những vị trí khác cũng có nguy cơ cao hơn. Nhận biết các yếu tố nguy cơ này là quan trọng để có thể phòng ngừa và điều trị thoát vị bẹn kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *