Viêm đại tràng là một trong số những bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Những biểu hiện của bệnh đại tràng ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về các dấu hiệu khi mắc bệnh để phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh sớm.
Bạn đang đọc: Những biểu hiện của bệnh đại tràng cần biết
1. Viêm loét đại tràng là gì?
Trước khi tìm hiểu về những biểu hiện của bệnh đại tràng bạn cần biết về định nghĩa bệnh đại tràng là gì. Bệnh đại tràng là khi trên bề mặt của niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết viêm loét, tổn thương. Cơ thể sẽ coi niêm mạc đại tràng là vật lạ và tấn công chúng. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta thường cảm thấy đau khi đại tràng bị tổn thương. Bệnh đại tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở lứa tuổi ngoài 30.
Đại tràng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa
2. Những biểu hiện của bệnh đại tràng thường gặp nhất
Tương tự như các bệnh ở hệ tiêu hóa khác, bệnh ở đại tràng có nhiều biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Có những trường hợp bệnh không để lại triệu chứng rõ rệt vì thế khó phát hiện. Tuy nhiên phần lớn người bệnh sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng sau:
2.1 Rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân bị viêm đại tràng sẽ ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa vì vậy thường gây rối loạn hệ tiêu hóa. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xảy ra xen kẽ, không ổn định.
2.2 Bất thường trong đại tiện
Khi đại tràng gặp vấn đề thói quen đại tiện của người bệnh sẽ có nhiều thay đổi bất thường. Cụ thể như sau:
– Thay đổi thời gian đại tiện trong ngày: Nếu trước đây người bệnh có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng thì giờ đây người bệnh có thể buồn đi đại tiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả ban đêm
– Tiêu chảy: Tiêu chảy là biểu hiện thường gặp của người mắc bệnh đại tràng. Người bệnh có thể buồn đi ngoài số lượng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng mắc bệnh.
– Tính chất phân thay đổi: Khi quan sát phân của người bị viêm đại tràng sẽ thấy hiện tượng đầu rắn và phần đuôi lỏng
– Người bệnh thường có cảm giác muốn rặn dù vừa mới đi ngoài xong
2.3 Đau bụng là một trong những biểu hiện của bệnh đại tràng
Đau bụng là dấu hiệu thường gặp của các bệnh về hệ tiêu hóa trong đó có bệnh đại tràng. Người bệnh thường gặp các cơn đau thắt xuất phát từ vùng bụng tuy nhiên đau đại tràng sẽ khác với đau bụng thông thường.
– Cơn đau không tập trung ở một vị trí cụ thể mà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ở vùng bụng
– Cơn đau diễn ra không đồng đều: Lúc đau âm ỉ kéo dài, khi đau dữ dội do đại tràng bị co thắt
– Cơn đau sẽ tăng mạnh sau khi người bệnh ăn các thực phẩm có tính chua cay hoặc sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt,…
Các cơn đau thường kèm theo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu lấy tay ấn vào vùng bụng sẽ thấy bụng mềm hoặc căng chướng. Đôi khi người bệnh sẽ thấy có cục u cứng nổi lên ở vùng bụng và dọc theo khung đại tràng
2.4 Những biểu hiện của bệnh đại tràng là phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
Quan sát phân của người mắc bệnh đại tràng sẽ thấy có lẫn nhầy và máu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các vết viêm loét khiến đại tràng tiết dịch nhiều hơn. Các vết loét ăn sâu vào niêm mạc tế bào gây chảy máu. Dịch và máu sẽ theo đường tiêu hóa cùng phân được đưa ra ngoài cơ thể. Số lượng máu và nhầy ít hoặc nhiều còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý.
2.5 Các dấu hiệu bên ngoài khác
Ngoài một số biểu hiện kể trên bệnh nhân còn xuất hiện các biểu hiện khác như:
– Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược kể cả khi không hề vận động
– Người bệnh giảm cân nhanh chóng không xác định được nguyên nhân
– Mất ngủ thường xuyên do các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm
Khi thấy xuất hiện một trong số các biểu hiện trên hoặc nghi ngờ mình gặp vấn đề ở đại tràng bạn cần đi khám bệnh ngay. Bệnh đại tràng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Đau bụng là một trong những biểu hiện của bệnh đại tràng
3. Các cách chẩn đoán viêm đại tràng có tính chính xác cao
Việc nắm được những biểu hiện lâm sàng của bệnh đại tràng chỉ phần nào giúp phát hiện bệnh dễ hơn. Tuy nhiên để biết chính xác bệnh lý bạn đang mắc phải thì cần tới bệnh viện. Tại đây bạn sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng máy móc có tính chính xác cao.
– Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng thiếu máu do viêm nhiễm hay xuất huyết đại tràng
– Xét nghiệm phân: Mẫu phân của người bệnh được lấy và mang đi phân tích. Sự hiện diện của bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn
– Nội soi đại tràng: Ống nội soi được đưa vào trong đường ruột giúp xác định chính xác mức độ viêm loét. Đồng thời bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô từ trong đại tràng để phân tích
– Chụp CT: Trường hợp nghi ngờ có biến chứng viêm loét đại tràng bác sĩ sẽ yêu cầu chụp xương chậu và vùng bụng.
Tìm hiểu thêm: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh ăn gì?
Hiện nay có nhiều cách chẩn đoán bệnh khác nhau
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh đại tràng nên áp dụng
Ở mỗi đối tượng và nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra các biểu hiện khác biệt ở mỗi người. Cho dù là bất cứ lý do gây bệnh nào thì chúng cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế mọi người cần chủ động đưa ra các biện pháp phòng bệnh cho bản thân.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan
– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần
– Chỉ ăn các thực phẩm đã đun sôi, nấu chín. Ở nhiệt độ cao phần lớn các vi khuẩn xấu đã bị tiêu diệt
– Hạn chế dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm trong thời gian dài
– Nếu trong gia đình có người mắc bệnh như: Thương hàn, tả,…thì cần sử dụng đồ ăn uống và vệ sinh cá nhân riêng, diệt khuẩn sau khi dùng nhà vệ sinh chung
– Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và thực phẩm có lợi cho cơ thể
– Uống nhiều nước để thúc đẩy cơ thể đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể
– Không nên tối quá no hoặc ăn quá khuya
– Chia nhỏ bữa ăn với mục đích giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
– Thường xuyên cung cấp vitamin và muối khoáng cho cơ thể
– Tập thể dục thể thao mỗi ngày là cách nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về viêm thân vị dạ dày
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe
Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ những biểu hiện của bệnh đại tràng cơ bản nhất giúp bạn phát hiện bệnh dễ dàng. Nếu không may mắc bệnh bạn không nên chủ quan. Bệnh được điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao. Nếu để bệnh kéo dài có thể sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính vô cùng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.