Rong kinh tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi bước sang tuổi U50 và gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy biểu hiện của chúng thế nào, cách điều trị bệnh ra sao sẽ được Thu Cúc TCI đề cập trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Những biểu hiện thường gặp của rong kinh tuổi tiền mãn kinh
1. Rong kinh tiền mãn kinh là gì? Mức độ nguy hiểm của nó
1.1 Rong kinh tuổi tiền mãn kinh là gì?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi mãn kinh gọi là rong kinh tiền mãn kinh. Thông thường, một người phụ nữ bị rong kinh sẽ có ngày kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh trong chu kì nhiều trên 80ml. Nó cho thấy hormone Progestrone trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm hoặc thiếu, tình trạng này đa phần xảy ra ở phụ nữ đã có tuổi hoặc đang bước vào thời kì tiền mãn kinh.
Rong kinh tuổi tiền mãn kinh cho thấy hormone Progestrone trong cơ thể bị suy giảm hoặc thiếu
Phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt điển hình nhất là rong kinh. Nó là hiện tượng sinh lý bình thường khi hormone sinh dục nữ bị suy giảm, từ đó nội tiết mất đi khả năng sản sinh cũng như cân bằng hormone dẫn đến việc rối loạn chu kì kinh, thời gian hành kinh và lượng máu kinh bất thường. Tuy nhiên, nếu chị em gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài, lượng máu mất nhiều thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan tới bệnh lý phụ khoa, do vậy chị em nhất định không nên chủ quan.
1.2 Rong kinh tuổi tiền mãn kinh nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng này nếu để lâu không chữa trị sẽ gây nhiều nguy hiểm cho bản thân thậm chí có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ tiền mãn kinh bị rong kinh rất dễ gặp phải các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa, nặng hơn có thể ung thư buồng trứng hay ung thư cổ tử cung. Hormone trong cơ thể thay đổi làm chị em dễ mắc bệnh viêm âm đạo, khô rát ngứa ngáy vùng kín,.. Cơ thể thiếu máu do rong kinh sẽ xảy ra hiện tượng mệt mỏi, đau bụng dưới, căng tức ngực,.. ảnh hưởng không nhỏ đến chị em trong cuộc sống
2. Nguyên nhân và những biểu hiện thường gặp khi bị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh
2.1 Nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh
– Do tuổi tác. Theo thời gian, chức năng buồng trứng của phụ nữ sẽ suy giảm kéo theo sự mất cân bằng hormone sinh dục. Do vậy, kinh nguyệt có thể sẽ không phóng noãn, giai đoạn hoàng thể kém hoặc không có. Biểu hiện của việc này là số ngày hành kinh thường kéo dài hoặc xuất huyết trong kì kinh nhiều hơn.
– Rong huyết ở phụ nữ tiền mãn kinh đôi khi cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý ác tính nhưng cũng phải loại trừ các nguyên nhân thực thể:
– Viêm nhiễm phụ khoa.
– U lành tính hay mắc polyp cổ tử cung.
– Các bệnh lý ung thư (buồng trứng, niêm mạc tử cung,cổ tử cung, âm đạo).
– Quá sản tuyến nang ở chị em độ tuổi tiền mãn kinh cao gấp 10 lần so với những người độ tuổi 20 – 45. Nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh và nếu như không được điều trị sớm, có thể diễn biến ác tính.
2.2 Những biểu hiện thường gặp
Rong huyết dù là cơ năng vẫn có thể gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính và cản trở sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguy hiểm hơn nữa chúng có khả năng là biểu hiện của các bệnh lý ác tính, do vậy nếu chị em không phát hiện và chủ động can thiệp, tiên lượng hồi phục sẽ kém hơn.
Tìm hiểu thêm: Cấy que tránh thai uống collagen: Những điều cần biết
Biểu hiện rong kinh có thể đi kèm với các cơn đau dữ dội
Rong kinh tiền mãn kinh cũng giống như rong kinh ở độ tuổi trẻ hơn nhưng nó vẫn có một số khác biệt như sau
– Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài quá 32 ngày.
– Lượng máu kinh ra nhiều (> 80ml/chu kỳ), thường ra nhiều hơn về đêm.
– Thời gian hành kinh dài trên 7 ngày, thậm chí là hơn 10 ngày.
– Có những trường hợp trong một chu kỳ có tới 2, 3 lần hành kinh.
– Rong huyết đi kèm các cơn đau dữ dội
3. Điều trị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh cho chị em phụ nữ
Việc điều trị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh cần phải loại trừ đi nguyên nhân thực thể như viêm nhiễm hoặc nguyên nhân ác tính. Tùy theo nguyên nhân khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị riêng khác nhau.
3.1 Điều trị bằng thuốc
– Thuốc sắt: Để bổ sung chất sắt vào máu giúp nó mang oxy khi chị em có dấu hiệu thiếu máu do rong kinh.
– Thuốc Ibuprofen (Advil) làm giảm đau, đau bụng kinh và giảm lượng máu chảy ra.
– Thuốc tránh thai ổn định chu kỳ kinh và giảm lượng chảy máu khi đến kì.
– Tránh thai trong tử cung (IUC) làm cho thời gian đều đặn hơn và giảm lượng chảy máu thông qua các thiết bị giải phóng thuốc được các bác sĩ đặt vào tử cung.
– Thuốc có chứa progesterone hoặc estrogen giảm lượng chảy máu.
– Thuốc xịt Desmopressin giúp cầm máu ở những người bị rối loạn chảy máu nhất định (bệnh von Willebrand và bệnh máu khó đông)
– Thuốc chống tiêu sợi huyết giúp giảm lượng chảy máu bằng cách ngăn chặn cục máu đông vỡ ra sau khi nó đã hình thành.
– Chị em nên bổ sung thuốc dự phòng thiếu sắt
– Rong huyết cũng có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, Ibubrofen, thuốc sắt,..
3.2 Điều trị phẫu thuật
– Nạo niêm mạc tử cung là một thủ thuật trong đó lớp trên cùng của niêm mạc tử cung chị em được loại bỏ để giảm chảy máu khi đến kì kinh nguyệt. Thủ thuật này có thể cần phải được làm đi làm lại theo thời gian.
– Phẫu thuật sử dụng một công cụ đặc biệt để xem bên trong tử cung (Hysteroscopy) có thể được sử dụng để giúp loại bỏ polyp và u xơ. Bên cạnh đó cũng điều chỉnh các bất thường của tử cung và loại bỏ niêm mạc tử cung để kiểm soát chu kì kinh nguyệt.
– Cắt bỏ toàn bộ nội mạc tử cung hoặc một phần của niêm mạc tử cung để kiểm soát chảy máu kinh nguyệt.
– Cắt bỏ toàn bộ tử cung. Tuy nhiên sau đó một người phụ nữ không còn có thể mang thai và sẽ ngừng luôn kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín cho chị em phụ nữ
Nếu gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài, chị em cần đi thăm khám
Rong kinh độ tuổi tiền mãn kinh gây ra những bất tiện, mệt mỏi khó chịu cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn chủ quan, không hiểu rõ về bệnh dẫn đến không điều trị kịp thời và gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu về dài. Hi vọng bài viết trên đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ hữu ích với chị em đang cần tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.