Tỷ lệ tử vong do ung thư gan luôn nằm ở top đầu do phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, nếu mọi người chủ động quan tâm kiểm tra sức khỏe thì hoàn toàn có thể ngăn chặn ung thư gan xuất hiện và tiến triển. Dưới đây là những cách giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư gan mà bạn không thể bỏ qua.
Bạn đang đọc: Những cách giúp phòng ngừa bệnh ung thư gan hiệu quả
1. Ung thư gan phát triển do đâu?
1.1. Nhiễm virus viêm gan B
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng ở gan do virus HBV gây ra. Bệnh có biến chứng nặng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Người trưởng thành có tới 90% mắc viêm gan B ở giai đoạn cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn và 10% trường hợp nhiễm bệnh chuyển sang mạn tính. Tuy nhiên trẻ em thì ngược lại. Có tới 90% trẻ em mắc viêm gan B trở thành mạn tính, các triệu chứng không được chú ý tới cho đến khi dẫn tới biến chứng.
1.2. Nhiễm virus viêm gan C
Bên cạnh viêm gan B thì bệnh viêm gan C cũng là một loại nhiễm trùng gan nhưng do virus HCV gây ra. Người bị viêm gan C mạn tính có thể bị xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài một cách âm thầm. Thường mất 20 năm hoặc lâu hơn để phát triển, các tế bào khỏe mạnh của gan dần được thay thế bằng mô sẹo.
Một khi các vết sẹo lớn dần, gan sẽ tự tìm cách “chữa bệnh” bằng cách tạo ra các tế bào mới. Nhưng việc này khiến gan phải tạo ra nhiều hơn mức bình thường, làm tăng nguy cơ phát triển đột biến và dẫn tới sự hình thành của khối u.
Có thể thấy, dù bạn có nhiễm viêm gan B hay C thì đều có khả năng phát triển thành ung thư gan cao hơn người khác.
Viêm gan C là một trong những yếu tố có nguy cơ mắc ung thư gan
1.3. Xơ gan
Không thể chắc chắn rằng mọi trường hợp xơ gan đều mắc ung thư gan hay khẳng định bao lâu sau thì xơ gan tiến triển thành ung thư gan. Nhưng có một điều bạn nên hiểu rõ là tình trạng xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư. Các nguyên nhân gây ra xơ gan đó là:
– Viêm gan B mạn tính.
– Viêm gan C mạn tinh.
– Uống rượu, bia quá mức.
1.4. Lạm dụng rượu bia quá mức
Theo nghiên cứu, đồ uống có cồn gây tổn thương ung thư gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Trong 1h gan có thể xử lý được 10 gam rượu. Nhưng nếu uống rượu bia liên tục, trong thời gian dài thì gan sẽ không chuyển hóa kịp làm tích tụ Acetaldehyde – một chất có độc tính cao. Chất này không chỉ gây độc cho gan mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, não, các mô và có thể gây ung thư.
Uống nhiều rượu, bia có thể gây ra 3 bệnh nghiêm trọng cho gan bao gồm:
– Viêm gan do rượu.
– Gan nhiễm mỡ.
– Xơ gan.
2. Biểu hiện của bệnh ung thư gan
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của ung thư gan rất khó nhận biết. Phần lớn người bệnh đến khám đều bất ngờ khi biết đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Lúc này việc điều trị chỉ mang tính giảm nhẹ triệu chứng chứ không thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tiên lượng sống cũng rất thấp.
Nhận biết dấu hiệu ung thư gan khi mới khởi phát là rất quan trọng. Bất kể triệu chứng bất thường nào, dù là nhẹ nhất cũng cần quan tâm và nghi ngờ. Một số dấu hiệu ban đầu rất dễ bị bỏ qua như:
– Cảm giác không thèm ăn, thậm chí với những món yêu thích.
– Đau tức vùng hạ sườn phải.
– Vàng da.
Chính sự chủ quan của người bệnh đã tạo điều kiện cho bệnh tiến triển, dần dần các triệu chứng tăng lên và có mức độ nặng hơn:
– Sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Buồn nôn, nôn.
– Luôn có cảm giác ngứa.
– Đi ngoài phân trắng.
Tìm hiểu thêm: Nữ giới tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ban đầu thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon
3. Ung thư gan có thể chủ động phòng ngừa bằng cách nào?
Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát hiện ung thư gan ở giai đoạn muộn khá cao, hơn nữa ngày càng trẻ hóa. Có không ít trường hợp dưới 35 tuổi đã mắc bệnh.
Theo chuyên gia y tế, bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mỗi người chủ động quan tâm sức khỏe của mình và thực hiện đầy đủ các bước dưới đây:
3.1. Tiêm chủng giúp chủ động phòng bệnh ung thư gan
Phòng ngừa ung thư dựa trên nguyên tắc ngăn chặn sự phát triển của các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan. Như đã nói ở trên, viêm gan B và viêm gan C là 2 bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm yếu tố nguy cơ trở thành ung thư gan. Vì vậy, tiêm phòng viêm gan B, viêm gan C là cách tốt nhất để ngăn chặn lây nhiễm virus cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm gan B cần được tiêm ngừa từ khi còn bé, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi sinh. Ở người lớn, nếu chưa từng tiêm vacxin viêm gan B thì cần tiêm càng sớm càng tốt. Nếu đã tiêm từ bé thì cần tiêm nhắc lại để duy trì hiệu quả bảo vệ của vacxin.
Viêm gan C hiện nay chưa có loại vacxin riêng biệt phòng ngừa. Vì vậy các biện pháp phòng ngừa viêm gan C là:
– Luôn sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn mỗi khi quan hệ tình dục.
– Không bừa bãi quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
– Nên đi kiểm tra để hiểu được sức khỏe của đối phương trước khi tiến tới quan hệ tình dục.
3.2. Tầm soát bệnh ung thư gan định kỳ
Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan thì được khuyến cáo duy trì khám sàng lọc ung thư định kỳ hàng năm. Bằng cách này giúp phát hiện ra các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến bệnh gan và một số vấn đề sức khỏe khác có thể gây nên ung thư gan.
Các phương pháp được áp dụng trong sàng lọc ung thư gan hiện nay gồm:
– Xét nghiệm máu tìm chỉ số chỉ điểm ung thư, tiêu biểu là AFP. Nếu nồng độ tăng cao bất thường thì có thể nghi ngờ ung thư chứ không hoàn toàn chắc chắn có mắc ung thư hay không.
– Siêu âm gan là phương pháp sàng lọc với chi phí thấp, có thể phát hiện khối u kích thước nhỏ dưới 1cm. Bên cạnh đó, siêu âm có thể phát hiện ra xơ gan và các vấn đề khác về gan.
– Chụp cắt lớp vi tính cho ra hình ảnh lớp cắt nằm ngang của gan. Bác sĩ nhìn vào sẽ xác định tổn thương một cách chi tiết: vị trí, kích thước, hình dạng,…
– Chụp cộng hưởng từ được đánh giá có tính chính xác cao. Kết quả chụp sẽ cho thấy sự xâm lấn đến tĩnh mạch gan của các tế bào tổn thương.
– Sinh thiết được chỉ định khi có nghi ngờ dựa trên kết hợp tất cả các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích nhằm củng cố chẩn đoán có hay không sự xuất hiện của ung thư.
>>>>>Xem thêm: Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Tầm soát ung thư 1 lần mỗi năm là cách dự phòng bệnh hiệu quả và an toàn hiện nay
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh (ăn uống đủ chất, tăng cường tập thể dục,..) để tăng hiệu quả phòng bệnh ung thư gan. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy kiểm soát nguy cơ ngay khi còn khỏe bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.