Những cách lấy xương mắc cổ sai lầm nhiều người mắc phải

Bạn đã bao giờ nghĩ: cách lấy xương mắc cổ đúng là như thế nào? Hay bạn hành động, xử lý xương mắc cổ theo những điều được “nghe nói”? Những sai lầm chữa hóc dưới đây có thể là những điều bạn đã từng nghĩ hoặc thực hiện khi chữa hóc.

Bạn đang đọc: Những cách lấy xương mắc cổ sai lầm nhiều người mắc phải

1. Xương mắc cổ

Xương mắc cổ là tình trạng hóc dị vật khá điển hình trong đời sống. Đó là tình trạng xương không được nghiền nát đúng mức, bị nuốt vô tình, nuốt cố hoặc nuốt vội khỏi khoang miệng, nhưng không được vận chuyển xuống dạ dày mà mắc hóc lại ở cổ do kích thước hoặc hình dạng đặc biệt của mình.

Các loại xương mắc cổ thường thấy rất đa dạng, từ mọi loại thịt mà chúng ta ăn. Nhưng trong đó, phổ biến nhất là các loại xương cá, xương lợn, xương gà,… Các xương có kích thước lớn thường gây hóc ở hình dáng mảnh vụn xương. Do đó, việc phân biệt loại xương gây hóc đôi khi sẽ khó được xác định. Nhưng nhìn chung, mọi loại xương động vật đều có thể là nguyên nhân gây hóc.

Những cách lấy xương mắc cổ sai lầm nhiều người mắc phải

Xương cá mắc họng (minh họa)

1.1. Triệu chứng khi xương mắc trong cổ họng

Khi bị hóc xương, người bệnh có cảm giác đau tức ở vùng cổ họng. Thường là cảm giác nuốt vướng, nghẹn, muốn ói, không dám nuốt. Trường hợp xương đâm vào niêm mạc hầu họng có thể khiến bệnh nhân chảy máu, lẫn màu máu trong nước bọt. Thông thường, rất ít trường hợp bệnh nhân bị hóc xương không có triệu chứng rõ ràng.

Ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý để nhận biết tình huống hóc ở trẻ nhanh chóng chính xác. Hãy chú ý những biểu hiện của trẻ, xem trẻ có biểu hiện đau, khó nuốt không. Thông thường, trẻ bị hóc sẽ ngay lập tức phản ứng lại bằng những hành động như khóc, không chịu ăn, tỏ ra khó chịu, đưa tay theo xu hướng móc họng hay cào cổ, nôn trớ, mặt đỏ gay gắt, ho nhiều, khó thở,…

Ngoài ra, theo từng khoảng thời gian dị vật trong họng, sẽ có những triệu chứng thay đổi cường độ và tính chất, có thể là những sự giảm đau, ho cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên vì sự giảm triệu chứng này mà an tâm về tình trạng hóc xương.

1.2. Hóc xương không xử lý đúng cách sẽ để lại hệ lụy xấu

Số lượng lớn các trường hợp cấp cứu hóc dị vật là từ tình trạng hóc xương. Tuy vậy, việc tự giải quyết xương gây hóc lại là giải pháp đa số lựa chọn. Việc tự điều trị chữa hóc vẫn được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo, khi xương gây hóc, có thể sẽ để lại nhiều hậu quả xấu.

Xương sắc nhọn có thể gây thủng mạch máu, nhiễm trùng máu. Trong khi đó, xương hóc lâu ngày không được xử lý, nhất là các xương lớn có thể trở thành dị vật đường thở, gây các tình huống như thủng động mạch. áp xe màng phổi, viêm phế quản, xẹp phổi, … nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, dị vật xương có thể che lấp đường thở, gây tắc thở nguy kịch đến tính mạng bệnh nhân.

Chính vì thế, không thể chủ quan không xử lý tình trạng hóc xương và cần cập nhật ngay cách lấy xương mắc cổ phù hợp.

2. Những cách bệnh nhân dùng để lấy xương mắc cổ sai lầm

Trong khi tự chữa hóc xương cá, nhiều người thường rơi vào những trường hợp chữa hóc xương sai lầm như:

2.1. Cố nuốt xương bằng cách ăn miếng lớn

Nhiều người tin rằng, việc ăn miếng lớn sẽ đẩy dị vật xương xuống khỏi họng. Thế nên, các món như cơm, khoai, chuối, bánh,… thường được lựa chọn. Khi đó, bệnh nhân sẽ ăn một miếng lớn và cố nuốt xuống.

Thực chất, cách này khá nguy hiểm, bởi tỷ lệ bệnh nhân mắc nghẹn còn lớn hơn. Thêm và đó, xương có thể bị đẩy vào sâu hơn trong hầu họng. Điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng tốc độ nhanh hơn. Thêm nữa, cũng sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị sau này.

Tìm hiểu thêm: Dính thắng lưỡi ở trẻ 10 tuổi, bố mẹ nên làm gì?

Những cách lấy xương mắc cổ sai lầm nhiều người mắc phải

Nhiều người chọn cách căn miếng lớn và cố nuốt xương

2.2. Móc họng

Khi bị hóc xương, thay vì cố nuốt thì việc đẩy dị vật xương ra ngoài là điều cần làm. Tuy nhiên, không nên sử dụng cách móc họng. Cách này sẽ gây nôn nhiều, có thể khiến bệnh nhân phù nề, khó thở.

Ngoài ra, trong quá trình móc họng, tay bệnh nhân không kiểm soát chính xác được có thể khiến dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn. Điều này cũng gây nguy hiểm và khó khăn cho việc lấy dị vật sau này nhiều hơn.

2.3. Dùng cách cách dân gian

Rất nhiều những cách chữa hóc được đồn thổi trong đời sống của chúng ta. Trong đó, những cách như uống các loại nước có vị chua vì suy nghĩ sẽ làm mềm được xương và nuốt. Tuy nhiên, chưa tính đến lượng axit và C mà bệnh nhân cần nạp vào quá nhiều, thì thời gian thực tế để xương mềm trong các loại nước này sẽ cần rất nhiều ngày, chứ không phải chỉ 1 ngụm nước uống là có hiệu quả. Vì thế, không nên cố thử những cách vô ích này.

2.4. Vuốt ngực, vuốt lưng

Nhiều người tin là, khi vuốt ngực, vuốt lưng thì dị vật sẽ theo đường vuốt đi xuống dạ dày. Tuy nhiên, điều này khá vô ích bởi dị vật đang ở trên cổ họng. Chưa tính đến việc vuốt như thế này không có tác dụng, thì việc cố gắng để xương xuống dạ dày cũng là điều không phù hợp nguyên tắc điều trị.

3. Lấy xương mắc cổ đúng cách

3.1. Gắp xương khi nhìn thấy

Khi bị hóc xương, trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo và dị vật không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể suy xét việc gắp dị vật tại nhà cho bệnh nhân. Điều này được thực hiện nếu gia đình có đủ các dụng cụ như đèn pin, kẹp gắp dị vật và khi kiểm tra thì dị vật trong họng được nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi này, bệnh nhân cần chú ý cố định miệng đủ lớn để người hỗ trợ có thể gắp dị vật an toàn. Khi gắp dị vật, người hỗ trợ cần khéo léo để đảm bảo xương không rơi hay đâm vào các vị trí khác.

Với cách này, không nên áp dụng cho trẻ nhỏ. Thêm nữa, nếu người hỗ trợ không thể thao tác, bệnh nhân nên sớm đến các cơ sở y tế để nhờ gắp xương cá. Điều này khá nhanh chóng, đơn giản, không hề tốn kém, lại đảm bảo vấn đề điều trị những thương tổn hoặc biến chứng có thể xảy ra khi hóc xương.

Những cách lấy xương mắc cổ sai lầm nhiều người mắc phải

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bị viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Nên sớm đến các cơ sở y tế để nhờ gắp xương cá

3.2. Gắp xương mắc trong họng tại các cơ sở tai mũi họng

Hóc dị vật/xương nên được chú ý lấy từ sớm. Tốt nhất, không nên để quá 4h để tránh những nguy hiểm mà dị vật có thể để lại. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên sớm đưa con đến các cơ sở tai mũi họng để các bác sĩ hỗ trợ lấy xương mắc trong cổ họng trẻ đúng cách và an toàn.

Trong trường hợp dị vật thông thường, bác sĩ sẽ dùng đèn clar, kẹp mỏ vịt, thiết bị nội soi, các dụng cụ chuyên dụng,… để lấy xương mắc trong cổ ra cho bệnh nhân. Một số trường hợp đặc biệt cần sự hỗ trợ của thiết bị cố định hình miệng, hoặc cần gây mê để lấy xương ra an toàn cho bệnh nhân.

Quá trình lấy dị vật, bác sĩ sẽ đánh giá các tổn thương, từ đó có chỉ định điều trị/chống nhiễm trùng và biến chứng đúng cách.

Trên thực tế, rất nhiều cách lấy xương mắc cổ mà chúng ta thường hay nghĩ đến không hề đúng cách. Để an toàn và điều trị xương mắc cổ đúng cách, nên nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được gắp xương cũng như phòng tránh những biến chứng của vấn đề này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *