Bệnh hen phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp khá phổ biến và có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về hen phế quản mà nhiều người đang quan tâm, tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Những câu hỏi thường gặp về hen phế quản
Những câu hỏi thường gặp về hen phế quản
Ho, khó thở nhiều về đêm có phải bị bệnh hen phế quản không? (Phương Thúy – Đông Anh, HN)
Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở với các triệu chứng phổ biến như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Các triệu chứng này nặng lên về đêm và sáng sớm cùng với sự tắc nghẽn đường thở. Nếu bị ho, khó thở nhiều về đêm có thể là bị hen nhưng cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa Hô hấp chỉ định một số xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác bệnh
- Ho, khó thở nhiều về đêm có thể là triệu chứng của hen phế quản mà bạn không nên bỏ qua
Khi nào cần đưa người bệnh hen phế quản tới bệnh viện cấp cứu?(Tuấn Anh, 37 tuổi, Hà Nam)
Khi người bệnh có một trong các triệu chứng sau đây: nhịp thở > 25 lần/phút; mạch > 115 lần/phút, tím tái, vã mồ hôi, không nghe thấy tiếng thở, dùng thuốc cắt cơn không hiệu quả, cơn khó thở ngày một nặng.
Người bệnh hen phế quản có nên tập thể dục không? (Minh Châu, TP Bắc Ninh)
Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, kể cả người bị hen. Những môn thể thao phù hợp với người hen phế quản có thể áp dụng hàng ngày như: đi bộ, đạp xe đạp, bơi, khí công, thể dục nhịp điệu… Người bệnh không nên tập những môn cần gắng sức quá nhiều như chạy, tập võ, cũng không nên tập luyện vào mùa lạnh, khô vì dễ làm bạn lên cơn hen.
Trước khi áp dụng bất cứ môn thể nào nào khi bị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hen phế quản của mình để lựa chọn môn thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Vậy khi đang tập thể dục mà lên cơn hen thì xử trí như thế nào? (Kim Duyên, Ba Đình, HN)
Nếu có triệu chứng của hen, bạn cần ngưng tập ngay, nghỉ ngơi và dùng thuốc điều trị hen phế quản theo chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp tại sao hen phế quản lại khó thở
- Người bệnh hen có thể tập thể dục nhưng không được quá sức và ngừng tập ngay khi có biểu hiện khó thở
Để tránh lên cơn hen khi đang tập thể dục bạn nên lựa chọn loại hình thể thao phù hợp, uống đủ nước để tránh mất nước, khởi động ít nhất 5 phút trước khi tập luyện, tập với nhịp độ vừa phải sao cho trong khi tập vẫn có thể nói được. Trước khi tập 20 phút, có thể dự phòng bằng thuốc cắt cơn hen.
Tôi đang mang thai có thể dùng thuốc điều trị hen phế quản được không? (Thu Hương – 30 tuổi, Cầu Giấy, HN)
Việc khống chế tốt cơn hen khi đang mang thai là hết sức cần thiết để bảo đảm sức khỏe cho thai phụ và sự phát triển tốt của thai nhi. Thuốc chữa hen dạng khí dung ít ảnh hưởng tới thai nhi nên vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc và để được tư vấn thêm.
Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, bạn cần được theo dõi thường xuyên ở bệnh viện vì thai đã to, nhu cầu oxy cũng tăng lên. Tuyệt đối không được dùng corticoid dạng uống hoặc tiêm trong thời kỳ mang thai.
Bệnh hen phế quản có phải bệnh di truyền không? (Trịnh Thị Lành – Hoài Đức, HN)
Trong bệnh hen có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10-15%.
Mặc dù hen phế quản có tính di truyền nhưng vẫn có thể kiểm soát triệt để nếu được điều trị kịp thời và người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh viện Thu Cúc có điều trị hen phế quản không? (Bùi Oanh – Từ Liêm, HN)
>>>>>Xem thêm: Vì sao chị em nên tới phòng khám phụ khoa định kỳ?
- Bệnh viện Thu Cúc có chuyên khoa Hô hấp với sự thăm khám trực tiếp của GS.TS. Trần Văn Sáng, giúp chẩn đoán và chữa trị hiệu quả bệnh cho người bệnh
Bệnh viện Thu Cúc có điều trị hen phế quản với bác sĩ là những chuyên gia, Giáo sư hàng đầu về hô hấp như: GS.TS. Trần Văn Sáng với hơn 40 năm kinh nghiệm. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ tối đa chi phí điều trị bệnh cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.