Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm nếu như không có những biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về các con đường lây nhiễm viêm gan B cần tránh.
Bạn đang đọc: Những con đường lây nhiễm viêm gan B cần biết
1. Bệnh viêm gan B có chữa được không?
Bệnh viêm gan B là bệnh thường gặp trong cộng đồng, bệnh không giới hạn giới tính, tuổi tác. Bệnh do virus viêm gan B gây nên. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh viêm gan B có thể được chữa trị được hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi viêm gan B đã chuyển sang mạn tính, người bệnh có thể phải dùng thuốc cả đời. Viêm gan B mạn tính không được điều trị có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm.
Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh thì đa số các trường hợp viêm gan B không có triệu chứng cụ thể, bệnh thậm chí còn không có triệu chứng nếu như bạn nhiễm viêm gan B thế ngủ. Những triệu chứng bệnh điển hình bao gồm:
– Mệt mỏi, cơ thể đuối sức, chán ăn
– Đau nhức xương khớp mạn tính
– Da chuyển sang sắc tố màu vàng
Sắc tố da của người bệnh viêm gan B thường có màu vàng mà không hồng hào
– Nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm
– Buồn nôn, mắc ói kể cả khi bụng đói
– Đau nhói ở phần hạ sườn bên phải
Những biểu hiện này thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nên viêm gan B được coi là bệnh lý nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng phát.
2. Bệnh viêm gan B và những con đường lây nhiễm bệnh
2.1 Con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B phổ biến – Lây từ mẹ sang con
Phụ nữ khi mang thai mắc bệnh viêm gan B thì một số trường hợp có thể di truyền sang thai nhi. Đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu thì tỷ lệ lây nhiễm khoảng 1%, 3 tháng giữa là 10% và 3 tháng cuối thai kì là 70%.
Nguy cơ người mẹ lây bệnh cho con có thể lên tới 90% nếu như không có biện pháp bảo vệ nào sau khi sinh.
2.2 Con đường lây nhiễm viêm gan B nguy hiểm – Lây truyền qua đường máu
Nếu truyền máu của người chứa virus viêm gan B hoặc dùng chung bơm kim tiêm chưa qua khử trùng hay khử trùng chưa sạch dẫn tới còn dính máu người bệnh thì có khả năng bạn cũng có thể nhiễm bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm nào tốt cho người gan nhiễm mỡ?
Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu
2.3 Con đường lây nhiễm viêm gan B có thể phòng tránh – Lây qua đường tình dục
Virus viêm gan B có thể lây nếu như quan hệ tình dục, kể cả quan hệ tình dục đồng giới thì trong tinh dục hay chất nhầy âm đạo vẫn có thể lây nhiễm bệnh.
Ngoài 3 con đường chính lây truyền bệnh, cũng có một số trường hợp nhiễm virus viêm gan B khi sử dụng chung dụng cụ có khả năng dính máu từ người bệnh như bàn chải đánh răng(trường hợp chảy máu chân răng, chảy máu miệng), dao cạo râu, kéo…
Virus có thể lây truyền qua vết xước khi thực hiện châm cứu, xăm môi, xỏ lỗ tai… mà dụng cụ không được khử trùng đảm bảo.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus viêm gan B có thể lây khi tiếp xúc thông thường giữa người với người như đường hô hấp, ăn uống, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt…
Do đó, mỗi người có thể hoàn toàn yên tâm khi chung sống với người bệnh bị viêm gan B, tránh dẫn tới những mặc cảm, tâm lý xa lánh xã hội cho người bệnh.
3. Người bệnh viêm gan B nên làm thế nào?
Viêm gan B là một bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện sớm bởi bệnh có thể đem lại những biến chứng nguy hiểm trong cơ thể người bệnh và nếu người bệnh phát hiện mắc viêm gan B thì cần thực hiện những điều sau:
– Trước hết, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh và xác định giai đoạn bệnh, qua đó có phương án điều trị phù hợp. Trong khi điều trị thì người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Không tùy tiện mua thuốc chữa bệnh nếu không có đơn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra nên uống thuốc theo đúng liều lượng và đúng thời gian.
>>>>>Xem thêm: Ngộ độc thức ăn nên làm gì? tình trạng bệnh nặng hơn
Không tùy tiện mua thuốc chữa bệnh viêm gan B nếu không có đơn của bác sĩ điều trị
– Phòng tránh để bệnh không lây sang người khác bằng cách không dùng chung các vật dụng có thể dính máu như: nhíp, dao cạo, bàn chải đánh răng…
– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như khoáng chất, vitamin và chất xơ… Không ăn những thực phẩm chiên xào dầu mỡ, đồ ăn cay ngọt, mặn hoặc những đồ ăn không tốt cho người bệnh viêm gan B.
– Tránh những đồ uống có cồn làm tăng áp lực lên gan
– Không ăn những thực phẩm đã biến chất, ôi thiu hoặc có mùi
– Nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng và hiệu quả điều trị. Ngoài ra người bệnh cũng hạn chế làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ dẫn tới stress.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm gan B và những nguồn lây nhiễm bệnh cần tránh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa sớm cho người thân và gia đình, tránh những nguy hiểm không đáng có. Đồng thời phòng ngừa sớm nguy cơ lây nhiễm nếu gia đình có người đang mắc phải bệnh viêm gan B.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.