Những con số báo động về bệnh ung thư ở nữ giới

[Theo Vietnamnet.vn] Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ giới. Các bệnh ung thư phụ khoa như: cổ tử cung, tử cung, buồng trứng cũng ảnh hưởng đến một triệu phụ nữ trên toàn thế giới mỗi năm.

Bạn đang đọc: Những con số báo động về bệnh ung thư ở nữ giới

1 phút có 3 người mắc mới và 1 người chết vì ung thư vú

Tại Việt Nam, theo báo cáo của các Trung tâm ghi nhận ung thư, năm 2018 có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 15.229 ca (9,2%). Và cứ 1 phút có khoảng 3 người mắc mới, 1 người tử vong vì căn bệnh này.

Những con số báo động về bệnh ung thư ở nữ giới

Khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc ghi nhận nhiều trường hợp ung thư vú – phụ khoa khi còn khá trẻ.

Ung thư vú là loại bệnh lý ác tính bắt nguồn từ biểu mô của ống dẫn sữa hoặc các thùy tận cùng trong vú, sau đó chúng sẽ sinh sôi và phát triển trực tiếp sang các mô hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Độ tuổi trung bình của phụ nữ khi được chẩn đoán ung thư vú là 60. Tuy nhiên, độ tuổi này đang có xu hướng trẻ hóa, những phụ nữ ở tuổi 20, 30, 40 cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

2 phút có 1 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và 250.000 ca tử vong. Như vậy, tính trung bình cứ 2 phút lại có 1 người chết vì căn bệnh này. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung/ năm, hơn 2.000 trường hợp tử vong.

Sau ung thư cổ tử cung là ung thư buồng trứng với mức độ phổ biến thứ 2 trong nhóm ung thư phụ khoa. Tại nước ta, mỗi năm nước ta có khoảng 1.200 nữ giới được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng và tỷ lệ sống 5 năm của toàn bộ bệnh nhân chỉ khoảng 45%.

Như vậy, so với ung thư vú thì số ca mắc mới của bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do 2 bệnh ung thư này, đặc biệt là ung thư buồng trứng lại rất cao.

1% phụ nữ nhận ra dấu hiệu của bệnh

Rất đáng lo ngại khi chỉ có 1% phụ nữ nhận ra được triệu chứng phổ biến của ung thư buồng trứng, đó là đi vệ sinh nhiều hơn bình thường. Con số này được đưa ra bởi Tổ chức Target Ovarian Cancer khi nghiên cứu 1.000 phụ nữ ở Anh. Với ung thư vú, cổ tử cung hay tử cung, đa số các chị em cũng không thể nêu rõ được dấu hiệu của bệnh.

Nếu như ung thư vú điển hình với các dấu hiệu: xuất hiện cục u tại vú, núm vú tụt vào trong, da vú mẩn ngứa, sần sùi vỏ cam, vú chảy máu hoặc tiết dịch bất thường… thì các bệnh ung thư phụ khoa bao gồm các dấu hiệu dưới đây:

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị máu tụ dưới màng đệm có nguy hiểm không?

Những con số báo động về bệnh ung thư ở nữ giới

>>>>>Xem thêm: Đối tượng cần ghép xương trong cấy ghép implant

Triệu chứng thường gặp của các bệnh ung thư phụ khoa

Không chỉ vậy, một cuộc thăm dò khác cũng cho thấy, chỉ 1 nửa phụ nữ trong độ tuổi 26-35 có thể xác định được vị trí các bộ phận phụ khoa nằm ở đâu trên bản vẽ giải phẫu hình học về hệ thống sinh sản nữ. Trong khi đó, 80% phụ nữ ở độ tuổi 66 – 75 có thể chỉ ra chính xác vị trí âm đạo, buồng trứng, tử cung…Người ta cho rằng, lý do là nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ vẫn còn ngại ngùng khi nhắc tới những bộ phận này.

70% phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn

Theo TS.BS See Hui Ti – chuyên gia Ung bướu hàng đầu Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, triệu chứng của ung thư vú – phụ khoa thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua. Thêm vào đó, đa số chị em cũng chưa có kiến thức về việc tự khám hay tự theo dõi cơ thể tại nhà và ý thức được tầm quan trọng của việc đi khám sàng ung thư định kỳ. Vì thế có tới 70% trường hợp được phát hiện ung thư khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi thấp, thời gian điều trị kéo dài, chi phí tốn kém.

90% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Cũng theo bác sĩ See, trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, tỷ lệ điều trị thành công lên tới trên 90 %, trong khi đó tiên lượng bệnh khá dè dặt nếu phát hiện bệnh giai đoạn cuối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *