Thuộc nhóm các bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu, bệnh sỏi bàng quang nếu không được khám và phát hiện sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm căn bệnh này? Nắm rõ các dấu hiệu sỏi bàng quang đặc trưng chính là yếu tố giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu “cảnh báo” căn bệnh sỏi bàng quang
1. Tại sao cần nắm được dấu hiệu sỏi bàng quang để điều trị sớm
1.1 Dễ điều trị, chi phí tiết kiệm hơn
Trên thực tế rất nhiều người trong chúng ta đều từng có sỏi bàng quang, chỉ là chúng ở kích thước rất nhỏ và có thể tự đào thải ra ngoài qua đường tiểu nên không gây ra nhiều triệu chứng bất thường.
Tuy nhiên, khi sỏi có kích thước lớn hơn, các biểu hiện và triệu chứng rõ ràng hơn, người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi sỏi lớn đồng nghĩa với việc điều trị cũng khó hơn, tỉ lệ sạch sỏi và tái phát cũng cao hơn. Đồng thời, người bệnh cũng tốn kém nhiều chi phí hơn.
1.2 Gây ra những bất tiện trong sinh hoạt thường ngày
Sỏi bàng quang tuy ban đầu không có nhiều dấu hiệu nhưng trường hợp viên sỏi tích tụ nhiều khoáng chất trong nước tiểu và lớn dần hoặc tích tụ nhiều sỏi trong bàng quang sẽ dẫn tới nhiều bất tiện: đau bụng, tiểu buốt… ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Sỏi bàng quang gây nên nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh
1.3 Có thể kéo theo nhiều biến chứng nếu để lâu dài
Sỏi bàng quang là căn bệnh chiếm đến ⅓ tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, ung thư bàng quang… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Những dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang
Có thể thấy rằng, việc biết được dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh, từ đó người bệnh có được trạng thái sức khỏe tốt và tinh thần tốt nhất. Để làm được điều này, bản thân người bệnh cũng cần có những kiến thức nhất định về căn bệnh để có thể sớm phát hiện và điều trị khi có dấu hiệu bất thường.
Dưới đây là những dấu hiệu sỏi bàng quang điển hình mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh:
Đau – Dấu hiệu sỏi bàng quang cụ thể
– Đau bụng dưới:
Khi bàng quang có sỏi, viên sỏi sẽ di chuyển trong bàng quang, liên tục cọ xát vào niêm mạc khiến người bệnh bị đau bụng dưới. tuỳ vào kích thước viên sỏi và mức độ vận động của bên nhân mà cơn đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội. Bên cạnh đó, khi người bệnh nghỉ ngơi, đau bụng sẽ thuyên giảm hơn.
– Đau khi đi tiểu
Viên sỏi tắc ở bàng quang hoặc cọ xát với niêm mạc dẫn tới đau đớn cho người bệnh mỗi khi đi tiểu.
– Đối với nam giới xuất hiện tình trạng đau dương vật
Khó đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt – Dấu hiệu sỏi bàng quang dễ nhận dạng
Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang vẫn có thể đi tiểu nhưng người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt nhẹ, tiểu rắt, tiểu nhiều lần và đặc biệt là vào ban ngày khi bệnh nhân vận động nhiều. Đó là bởi vì tia nước tiểu tắc lại do bị sỏi ngăn chặn. Bên cạnh đó, viên sỏi cọ xát với niêm mạc dẫn đến tình trạng chảy máu nhẹ, khiến người bệnh đau dương vật và nước tiểu có lẫn máu. Tình trạng này cũng thường tăng khi người bệnh đi lại, vận động nhiều và thuyên giảm khi được nghỉ ngơi.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới, cách xử lý
Bệnh nhân bị sỏi bàng quang dẫn đến khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần
Nước tiểu có màu bất thường hoặc có lẫn máu và có mùi khó chịu – Dấu hiệu sỏi bàng quang phổ biến
Tình trạng nhiễm trùng tại vàng quang và thận có thể làm cho nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. Nhiều trường hợp, nước tiểu có thể có váng hoặc vẩn đục.
Dấu hiệu khác – Dấu hiệu sỏi bàng quang hiếm gặp
Một vài bệnh nhân, do đường niệu bị nhiễm trùng dẫn đến sốt nhẹ, tuy nhiên, trường hợp này rất ít gặp.
3. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang hữu ích nhất hiện nay
Để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Từ đó tìm ra phương pháp loại bỏ sỏi phù hợp.
Nếu viên sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh có thể chỉ cần uống nhiều nước hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đào thải sỏi ra khỏi bàng quang qua nước tiểu. Một số loại thuốc có thể kể đến như: kháng sinh chống viêm, giãn cơ trơn, giảm đau…
Khi kích thước lớn hơn và việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định tán sỏi bằng các phương pháp công nghệ cao. Hiện nay có rất nhiều công nghệ tán sỏi và các cơ sở thực hiện cũng rất da dạng. Tuy nhiên, những phương pháp này đòi hỏi công nghệ tán sỏi bậc nhất, tay nghề bác sĩ chuyên khoa cao nên người bệnh nên chọn các cơ sở uy tín.
Đặc biệt, hiện nay có phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser điều trị hiệu quả căn bệnh sỏi bàng quang. Đối với phương pháp này, bệnh nhân không cần mổ mở, ít xâm lấn, ít đau đớn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 ngày để theo dõi tình trạng và có thể nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt là phương pháp này không gây tổn thương đến đường tiết niệu và các cơ quan khác, giảm tối đa các biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Chi phí tán sỏi niệu quản và những điều cần lưu ý
Bệnh nhân được điều trị loại bỏ sỏi
Đối với trường hợp sỏi quá lớn và không thể tiến hành tán sỏi thì người bệnh phải phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.
4. Phòng ngừa sỏi bàng quang
Để phòng ngừa và ngăn chặn căn bệnh này, mỗi người nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, đặc biệt cần chú ý những điều sau:
– Uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước tiểu tối thiểu được thải ra ngoài – Hạn chế ăn mặn để làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu tránh tạo sỏi
– Cân bằng thực phẩm chứa canxi và oxalate.
– Hạn chế ăn nhiều đạm động vật bởi chúng gây tăng nguy cơ sỏi urat.
– Tránh ngồi nhiều một chỗ quá lâu, ít vận động và nhịn tiểu.
Nắm rõ các triệu chứng sỏi bàng quang để phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, kết hợp điều trị đúng cách giúp người bệnh hồi phục nhanh. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang, từ đó có thể chủ động bảo vệ sức khỏe khi không may đối mặt với căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.