Những dấu hiệu cảnh báo khi bị viêm mũi dị ứng và cách điều trị

Bị viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Vậy, làm thế nào để nhận biết bệnh lý này sớm để điều trị nhanh, tránh ảnh hưởng từ bệnh? Chúng ta cần thực hiện điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào? Hãy cùng TCI tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây và hiểu hơn về chứng bệnh này.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu cảnh báo khi bị viêm mũi dị ứng và cách điều trị

1. Nhận biết viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra khi niêm mạc mũi tiếp xúc với những chất gây dị ứng (các dị nguyên) trong môi trường sống, gây kích ứng khu vực mũi, tạo nên các phản ứng dị ứng, tiết dịch quá phát và gây viêm nhiễm. Bên cạnh những triệu chứng khó chịu, viêm mũi dị ứng cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, chất lượng công việc cũng như các sinh hoạt thường nhật của người bệnh.

Những dấu hiệu cảnh báo khi bị viêm mũi dị ứng và cách điều trị

Viêm mũi dị ứng phổ biến và gây nhiều triệu chứng khó chịu

1.1. Thời điểm nào dễ bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa, tùy theo cơ địa dị ứng và môi trường sống của mỗi người. Tại Việt Nam, viêm mũi dị ứng theo mùa thường có tỷ lệ mắc bệnh cao ở các thời điểm xuân hoặc thu.

Thời điểm mùa xuân (khoảng tháng 3 – tháng 5) thường là mùa phát triển ra hoa của cây cối cùng tình trạng phát tán phấn hoa. Đây là một trong những dị nguyên phổ biến gây viêm mũi dị ứng. Đây cũng là khoảng thời gian thay đổi thời tiết từ lạnh dần chuyển sang ấm, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, kích thích và ảnh hưởng hệ thống miễn dịch, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Thời điểm mùa thu (khoảng tháng 9 – tháng 11) là thời gian lý tưởng với sự phát triển của phấn mốc gây dị ứng. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ giảm và tăng cường sử dụng gió tự nhiên nhằm làm thông thoáng nhà cửa cũng là thời gian dễ tăng sự tiếp xúc của mũi họng với bụi nhà và các allergen khác.

1.2. Những triệu chứng báo hiệu viêm mũi dị ứng

Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể được nhận diện qua những triệu chứng như:

– Chảy nước mũi (sổ mũi). Có thể chảy nước mũi liên tục, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

– Ngứa mũi: Cảm giác kích thích, bị ngứa trong mũi.

– Hắt hơi: Phản xạ hắt hơi thường xuyên do khi mũi bị kích thích.

– Đau và sưng mũi: Mũi có thể trở nên đau và sưng to do viêm nhiễm.

– Ngứa và đỏ mắt: Mắt có thể bị kích thích và trở nên đỏ, ngứa sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

– Tiếng ù tai: Cảm giác bị tắc tai hoặc tiếng ù trong tai có thể xảy ra do cơ chế sưng của màng nhĩ.

– Mệt mỏi và khó chịu do các triệu chứng bệnh thường xuyên và liên tục.

Những triệu chứng này có thể biến đổi theo mức độ nghiêm trọng và thời gian tiếp xúc với dị nguyên. Bên cạnh đó, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ nội soi kiểm tra tình trạng mũi. Cận lâm sàng với các test xác định dị ứng như: test nội bì, test lẩy da, test kích thích mũi, các phản ứng in vitro, các phương pháp trực tiếp và gián tiếp định lượng kháng thể dị ứng.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về xoang mũi và cách trị xoang mũi

Những dấu hiệu cảnh báo khi bị viêm mũi dị ứng và cách điều trị

Thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị viêm mũi dị ứng

2. Cẩn trọng biến chứng và công tác điều trị viêm mũi dị ứng

2.1. Các biến chứng khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng bắt đầu cho chuỗi bệnh dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản,… Bệnh làm nặng nề thêm hoặc gây các bệnh nhiễm trùng khác như: polyp mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản,…

Ngoài ra, các bác sĩ tai mũi họng cũng cho biết, viêm mũi dị ứng có hiệu suất tái phát liên tục. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để hạn chế sự xâm nhập cũng như trở lại của bệnh.

2.2. Điều trị viêm mũi thể dị ứng

Trong điều trị viêm mũi dị ứng, cần chú ý rằng: có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh. Đồng thời, mỗi trường hợp, môi trường sống, cơ địa, … lại có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Do đó, không thể áp dụng phương pháp điều trị bệnh chung cho mọi đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, điều trị bệnh vẫn cần dựa trên nguyên tắc chung với 2 nhóm: điều trị đặc hiệu và không đặc hiệu.

– Điều trị đặc hiệu với các phương pháp như: né tránh dị nguyên (thay đổi môi trường sống, chế độ ăn uống – sinh hoạt,…), giảm mẫn cảm đặc hiệu (tiêm dưới da, nhỏ dưới lưỡi, nhỏ tại mũi,..)

– Điều trị không đặc hiệu với các loại thuốc kháng histamin đường uống, thuốc mũi chứa corticosteroid dạng xịt, các biện pháp kết hợp dùng thuốc và điều trị tại chỗ,…

Cần lưu ý rằng, việc điều trị viêm mũi dị ứng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời, tránh việc tự ý điều trị, điều trị không tuân theo lộ trình,… khiến bệnh dễ tái phát và khó khăn trong điều trị sau này.

2.3. Phòng tránh bị viêm mũi dị ứng

Những dấu hiệu cảnh báo khi bị viêm mũi dị ứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bị u thanh quản có nguy hiểm không?

Hãy tuân thủ những lưu ý cần thiết để phòng tránh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường tái phát dễ dàng nếu không phòng ngừa phù hợp. Để tránh việc hình thành và phát triển của bệnh cũng như giúp công tác điều trị hiệu quả, cần:
– Tuân thủ chỉ định điều trị
– Tránh tiếp xúc dị nguyên.
– Đảm bảo môi trường sống và làm việc sạch sẽ, khô thoáng, tránh bụi, phấn mốc, nên có mát lọc không khí phù hợp.
– Thay đổi đến những thói quen sinh hoạt tích cực như: dùng khẩu trang, tránh chất kích thích, giữ ấm phù hợp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên,…
– Khám mũi họng định kỳ.

Nhận định chung:

Viêm mũi dị ứng không chỉ gây ra cảm giác không thoải mái với triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh tái phát liên tục. Việc tự chẩn đoán và tự điều trị không chỉ có thể không giải quyết được vấn đề mà còn có thể làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu bạn nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng, hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng thăm khám để xác định đúng bệnh, nhận sự điều trị phù hợp từ bác sĩ. Việc này không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả mà còn đảm bảo sức khỏe của chúng ta trong tương lai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *