Ung thư phổi là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh. Nhận biết được những dấu hiệu ung thư phổi sẽ giúp bạn chủ động hơn thăm khám khi có bất thường, điều trị hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn sớm.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
1. Liệt kê các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
1.1 Khó thở, thở khò khè – Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Khó thở, thở khò khè là một trong những biểu hiện điển hình ở bệnh nhân ung thư phổi. Nguyên nhân là do khối u phát triển tại phổi cản trở khả năng hô hấp của bạn. Hãy đặc biệt cảnh giác nếu bạn đột nhiên ho, khó thở sau lao động nặng, kéo dài ngày cả khi nghỉ ngơi mà trước đây bạn không có cảm giác như vậy.
1.2 Ho, ho ra máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho, ho ra máu, trong đó có ung thư phổi. Hãy cảnh giác nếu có biểu hiện ho kéo dài trên 2 tuần không khỏi, kèm theo chất nhầy máu hoặc màu rỉ sét, khàn tiếng, nuốt đau…
Ho, ho ra máu, khó thở, thở khò khè là những triệu chứng đáng chú ý của bệnh nhân mắc ung thư phổi
1.3 Khàn tiếng không phục hồi – Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Một trong những dấu hiệu ung thư phổi cần lưu tâm là người bệnh nhận thấy giọng nói thay đổi, khàn hơn hoặc trầm hơn so với trước đây. Đặc biệt là khi triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần và đã sử dụng thuốc nhưng không cải thiện.
1.4 Đau tức ngực
Bệnh nhân ung thư phổi có cảm giác đau tức sâu trong ngực, đặc biệt là khi bê vác nặng, ho hay cười. Vì vậy, nếu có bất kì triệu chứng đau trong ngực bất thường, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Kích thước polyp đại tràng bao nhiêu thì phải mổ?
Những dấu hiệu chỉ ra bạn mắc ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng và điển hình
1.5 Giảm cân không rõ nguyên nhân – Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi
Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân trong khi bạn không ăn kiêng, cắt giảm calo… là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề của cơ thể. Tình trạng giảm cân đi liền với các biểu hiện khác như chán ăn, mệt mỏi triền miên, cảm thấy không có sức có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh bạn cần chú ý.
1.6 Thường xuyên nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mạn tính khác.
1.7 Đau mỏi cơ, đau tay, vai và các ngón tay
Khi khối u ở phổi kích thước to dần chèn vào những dây thần kinh ở vị trí vai, lưng, ngực, tay sẽ dẫn đến các tình trạng đau nhức mỏi cơ, đau cánh tay, đau vai… đây là những dấu hiệu ung thư phổi đáng lưu ý.
2. Làm thế nào để phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm
Thực tế, có đến khoảng 7 – 10% bệnh nhân ung thư phổi không có biểu hiện và chỉ phát hiện tình cờ qua chụp X quang phổi. Chính vì vậy, tầm soát ung thư phổi định kì để phát hiện bệnh sớm luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt là cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với amiang, tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi…
Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để kiểm tra xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách điều trị hiệu quả.
Nếu bác sĩ phát hiện những vấn đề bất thường trong quá trình sàng lọc ung thư phổi, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, sinh thiết lấy mẫu mô phổi để kiểm tra.
>>>>>Xem thêm: Thời điểm triệt sản nữ hợp lý nhất chị em không thể bỏ qua
Tầm soát ung thư phổi là giải pháp hàng đầu giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
3. Lời khuyên phòng ngừa bệnh lý ác tính ung thư phổi
Dưới đây là những điểm cần lưu ý bạn nên chủ động thực hiện để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư phổi xảy đến với chính bản thân và người thân:
– Ngừng, không sử dụng thuốc lá là cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư phổi, bởi trong thuốc lá, khói thuốc lá chứa rất nhiều thành phần, các chất độc hại, khi hít phải lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến phổi.
– Sử dụng chế độ ăn lành mạnh: Ít chất béo, nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ ăn sẵn, lựa chọn thực phẩm sạch an toàn cho sức khỏe.
– Luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, tránh sinh hoạt ngủ nghỉ không đúng giờ đủ giấc, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
– Khám sức khỏe định kỳ, chủ động tầm soát ung thư phổi đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.