Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe phụ nữ. Nếu nội tiết tố nữ bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản,,.. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ

Chu kì kinh nguyệt thất thường là dấu hiệu điển hình báo hiệu rối loạn nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng chính là sự hoạt động của cơ thể có sự liên quan mật thiết đối với nội tiết tố nữ. Khi bạn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt bình thường rất “đều đặn” bỗng nhiên kéo dài hoặc thu ngắn lại thì đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc rối loạn nội tiết tố nữ vì khi bạn bị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ thì kéo theo đó các chức năng của buồng trứng, tử cung cũng bị rối loạn theo, vì vậy chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi nhất định.

Tất nhiên, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể thay đổi, rối loạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân cơ bản mà bạn cần lưu ý

Bị mắc bệnh phụ khoa

Rối loạn nội tiết tố nữ khiến cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ bị gián đoạn, trục trặc vì thế thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo khiến cho môi trường axit của âm đạo cũng bị ảnh hưởng, các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa có điều kiện tấn công và gây bệnh.

Huyết áp cao bất thường

Tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường có nên uống sữa không?

Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ

Khi cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì cơ thể của bạn dễ bị cao huyết áp.

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh huyết áp cao thì đây không phải là dấu hiệu rõ ràng giúp bạn nhận biết mình có mắc rối loạn nội tiết tố hay không, tuy nhiên nếu bạn bị huyết áp cao bất thường thì cần lưu ý. Nó có thể do bệnh rối loạn nội tiết tố nữ. Bởi vì khi lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước từ đó dẫn đến bệnh tăng huyết áp trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của định là do sự cân bằng của hormone aldosterone do đó khi cơ thể mất cân bằng hormone aldosterone thì cơ thể của bạn dễ bị cao huyết áp.

Tâm lý tiêu cực

Đó có thể là cảm giác mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng hay cũng có thể là sự căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân,… đây có thể là dấu hiệu bạn đang mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố nữ. Vì hàm lượng Estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh Serotonin – loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, vì thế khi Serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.

Giảm ham muốn tình dục

Những dấu hiệu cho thấy bạn mắc rối loạn tiết tố nữ

>>>>>Xem thêm: Mổ u tuyến giáp có bị tái phát không? Cách phòng ngừa

Khi hàm lượng hormone Estrogen và Progesterone bị thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục,

Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm ở người phụ nữ do hormone Estrogen và Progesterone mang lại, vì thế khi hàm lượng các loại hormone này bị thay đổi, rối loạn sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục, khó đạt được cực khoái, chưa kể đến trạng thái tâm lý tiêu cực, sức khỏe suy giảm do bệnh rối loạn nội tiết tố nữ gây ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ham muốn tình của chị em phụ nữ.

Nám da

Bạn có thể bị nám da do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu mắc bệnh rối loạn nội tiết tố nữ thì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này. Bởi vì khi nội tiết tố nữ ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi mắc phải bệnh rối loạn nội tiết tố thì da sẽ bị khô, sạm, xuất hiện các vết nám ngày càng đậm nét dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin và vẻ quyến rũ của chị em phụ nữ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *