Những dấu hiệu của bệnh ung thư thường rất da dạng và tùy theo tính chất của từng loại bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, người bệnh có thể phát hiện bệnh lý ung thư sớm thông qua những dấu hiệu dưới đây để kịp thời điều trị.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu của bệnh ung thư cần biết
1. Tìm hiểu về bệnh ung thư đối với sức khỏe con người
Bệnh ung thư hình thành khi tại một cơ quan trong cơ thể xuất hiện những tế bào bất thường và chèn ép các cơ quan dẫn tới chức năng các cơ quan kém. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.Bệnh ung thư hiện nay chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu mà sẽ điều trị chuyên biệt theo tình trạng của người bệnh. Do đó, để điều trị hiệu quả bệnh ung thư, người bệnh cần chủ động nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh.Những dấu hiệu của bệnh ung thư thường không đặc hiệu hay rõ ràng ở giai đoạn đầu, tuy nhiên có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư mà người bệnh cần biết để thăm khám sớm.
Tế bào ung thư hình thành trong các cơ quan sau đó phát triển mạnh mẽ tạo thành ung thư.
2. Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư cần biết
2.1 Sụt cân không rõ nguyên nhân – Dấu hiệu của bệnh ung thư dễ nhận biết
Nếu chế độ của mỗi người không thay đổi hay thói quen sinh hoạt thường ngày vẫn giữ nguyên nhưng cân nặng vẫn liên tục giảm thì không nên chủ quan. Sụt cân nhiều liên tục mà không có nguyên nhân có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi…Sút cân do ung thư thường diễn ra nhanh và đột ngột với một khối lượng cân nặng cơ thể lớn vào khoảng 20-30% trọng lượng ban đầu của cơ thể.
2.2 Mệt mỏi
Người bệnh ung thư sẽ thường có cảm giác suy nhược cơ thể, mỏi mệt. Nguyên nhân bởi khối u sẽ lấy đi chất dinh dưỡng từ cơ thể và tiết ra những chất làm rối loạn hoạt động của cơ thể.Hoặc điều này cũng có thể do người bệnh mệt mỏi, đau nhức và mất ngủ do khối u.
2.3 Sốt
Sốt không phải bệnh mà là cơ chế chống lại nhiễm trùng của cơ thể, hệ thống miễn dịch có thể tăng cường sản xuất những tế bào bạch cầu với thân nhiệt tăng cao.Nếu sốt cao liên tục trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, người bệnh không nên chủ quan mà đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Tìm hiểu thêm: Làm sao có thể tầm kiểm soát dị tật thai nhi khi mang thai?
Sốt cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư
2.4 Những cơn đau
Khi khối u phát triển và lan đến các mạch máu thì có thể chèn ép mạch máu và các dây thần kinh dẫn tới đau đớn, kể cả khi dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng này cũng không giảm sút nhiều.
2.5 Nổi hạch và sưng đau – Dấu hiệu của bệnh lý ung thư phổ biến
Nếu trên cơ thể nổi cục u hoặc nổi hạch thì đó là dấu hiệu bất thường, đặc biệt là khi nổi ở khu vực cổ, nách, bẹn hoặc vú…
2.6 Da bất thường
Người bệnh nếu mắc ung thư thì da sẽ tối màu hơn, xuất hiện những nốt màu đỏ, đặc biệt là bệnh ung thư gan, thận, buồng trứng…Trên da xuất hiện những nốt ruồi hoặc vết loét này mà không phải do bệnh da liễu thì có thể là triệu chứng của bệnh ung thư da.Những nốt mẩn đỏ, ngứa da hay những nốt mụn ruồi bất thường đều có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi khám ngay.
2.7 Khàn tiếng, ho
Những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư phổi là ho khan, khàn tiếng và kéo dài lâu. Mặc dù sử dụng kháng sinh điều trị nhưng tình trạng vẫn không tốt hơn mà sẽ trầm trọng hơn.Nếu như bị ung thư tuyến giáp hoặc ung thư thanh quản có thể xuất hiện các triệu chứng này. Để có thể biết được nguyên nhân, người bệnh nên thăm khám và tìm hướng để can thiệp kịp thời tình trạng bệnh.
2.8 Tiêu hóa kém, chán ăn
Nếu bỗng nhiên bạn bị mắc nghẹn, nuốt khó và cảm giác “vướng” khi ăn uống thì có thể là do nguyên nhân ung thư lưỡi, ung thư vòm họng…Hoặc tình trạng nôn, đau sau khi ăn, đầy hơi, chướng bụng… sau khi ăn có thể là các bệnh lý ung thư tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khi trong cơ thể có khối u ung thư, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, do đó ăn uống cũng sẽ kém hơn, tình trạng chán ăn có thể diễn ra thường xuyên.
2.9 Thay đổi thói quen đi đại tiện hoặc tiểu tiện
Bên cạnh bất thường về tiêu hóa, nếu như những cơ quan như bàng quang, tuyến tiền liệt, cổ tử cung, buồng trứng… có khối u thì người bệnh nên đi khám sớm. Ngoài ra, những dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đi tiểu nhiều, đi tiểu không tự chủ cũng có thể là dấu hiệu ung thư.
>>>>>Xem thêm: Tái khám sau thai lưu khi nào? Vì sao cần tái khám sau thai lưu?
Khi thấy những biểu hiện bất thường nghi ngờ ung thư thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
2.10 Chảy máu – Dấu hiệu của bệnh lý ung thư nguy hiểm
Nếu người bệnh ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu khi đi tiểu hoặc đại tiện, chảy máu âm đạo bất thường hoặc xuất hiện dưới da… có thể do khối u khiến người bệnh bị ảnh hưởng.
Những dấu hiệu trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác tuy nhiên để nắm rõ nguyên nhân bệnh thì mỗi người thăm khám để có hướng điều trị phù hợp.
3. Phòng chống ung thư sớm bằng cách nào?
Mỗi người cần chủ động “lắng nghe” sự thay đổi của cơ thể có thể giúp người bệnh kịp thời điều trị và nắm bắt cơ hội điều trị tốt nhất. Chủ động chọn lối sống lành mạnh và điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh và khoa học là phương pháp để người bệnh phòng chống ung thư:
– Thường xuyên rèn luyện sức khỏe thông qua tập thể dục thể thao
– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất nhưng vẫn đảm bảo lành mạnh, cân bằng
– Bỏ thói quen hút thuốc lào, hút thuốc lá
– Hạn chế tối đa uống nhiều rượu, uống bia
– Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ một cách thường xuyên
– Sử dụng kem chống nắng
– Quan hệ tình dục an toàn.
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư điển hình người bệnh cần lưu ý và chủ động phòng ngừa từ sớm để có được những sự chuẩn bị và điều trị trong thời gian sớm nhất, tăng khả năng điều trị ung thư thành công, giảm đau, loại bỏ triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.