Trước áp lực của dòng chảy xã hội hiện đại, tình trạng mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Các chuyên gia đã lên tiếng bác bỏ quan điểm sai lầm của nhiều người cho rằng giấc ngủ là không quan trọng đối với sức khỏe cá nhân. Để tôn vinh tầm quan trọng của giấc ngủ lành mạnh, Ngày Quốc Tế Giấc Ngủ hay Ngày Giấc Ngủ Thế Giới đã được ra đời. Cũng theo thống kê, có trên 50% người Nhật bị mất ngủ tức là cứ 2 người thì có một người mắc phải chứng mất ngủ. Tại Việt Nam con số này chưa được thống kê chính xác nhưng số người đến khám và điều trị mất ngủ ngày càng tăng. Liệu mất ngủ có mối liên quan nào với hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không? Và dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu của chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ
1. Chứng mất ngủ và ngưng thở khi ngủ là gì?
Nếu bạn có biểu hiện trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ thấy ác mộng, tình trạng này có thể diễn ra trong vài đêm, vài tuần hoặc kéo dài hàng tháng thậm chí nhiều năm thì chắc hẳn bạn đang gặp phải chứng mất ngủ rồi đấy.
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ do nhiều nguyên nhân, còn ngưng thở khi ngủ lại là một rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ.
Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường hô hấp trên (đường thở trên) bị tắc nghẽn liên tục khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ thông qua việc ngừng hoặc giảm luồng không khí. Ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim,…
2. Biểu hiện mất ngủ và ngưng thở khi ngủ
Các biểu hiện chính của chứng mất ngủ thường là: gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, luôn cảm thấy thiếu ngủ. Ngoài ra, mất ngủ có thể gồm nhiều triệu chứng khác như mệt mỏi, khó tập trung hoặc ghi nhớ, học tập và hiệu suất công việc kém, tâm lý thay đổi dễ cáu gắt, rối loạn hành vi, tăng nguy cơ gặp tai nạn.
Một số dấu hiệu điển hình của ngưng thở khi ngủ là: luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng, cáu gắt, giấc ngủ hay bị ngắt quãng, thở há miệng, cảm giác bị hụt hơi ngắt quãng khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ gây mất trí nhớ và giấc ngủ không sảng khoái.
Riêng mất ngủ nếu không điều trị sớm thì mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) dễ chuyển thành mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài hay mất ngủ kinh niên) gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh đau đầu vận mạch và mối lo đột quỵ não
3. Nguyên nhân gây mất ngủ và ngưng thở khi ngủ
Mất ngủ ngày càng phổ biến không chỉ ở người già mà giới trẻ hiện nay cũng rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, người trẻ thường bị mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) nhiều hơn, một số người chủ quan không điều trị kéo dài chuyển thành mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên).
Các yếu tố liên quan đến mất ngủ có thể do tuổi tác, tâm lý, giới tính, bệnh lý, thói quen. Theo thống kê, phụ nữ có khả năng dễ bị mất ngủ hơn nam giới. Người làm việc theo ca thường có tỷ lệ mất ngủ cao hơn. Hiện nay, nhiều người trẻ bị mất ngủ nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố tâm lý và thói quen không tốt.
Ngoài ra, tiền sử gia đình cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ nhưng trường hợp này thường ít.
Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ ở người lớn: có thể do béo phì, tuổi già, lạm dụng rượu hoặc thuốc lá, lạm dụng thuốc an thần, ngủ ngáy.
Nguyên nhân gây ngưng thở ở trẻ em: thường do amidan, u tuyến phì đại.
>>>>>Xem thêm: Chứng đau đầu rối loạn vân mạch
4. Điều trị mất ngủ và ngưng thở khi ngủ bằng cách nào?
4.1 Điều trị chứng mất ngủ
Để điều trị tình trạng mất ngủ, bạn cần có chẩn đoán từ bác sĩ. Cần xác định xem nguyên nhân gây mất ngủ là gì, mức độ mất ngủ (cấp tính hay mạn tính) để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây mất ngủ sẽ rất đa dạng, cần loại trừ các vấn đề bệnh lý ở não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương) vì mất ngủ do nguyên nhân này thường rất nguy hiểm. Bên cạnh việc xác định nguyên nhân gây mất ngủ để xử trí “tận gốc” cần đồng thời giải quyết các triệu chứng mất ngủ để cải thiện tình trạng sức khỏe ngay thời điểm hiện tại cho người bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số trường hợp phải phẫu thuật nếu cần, người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi – “vệ sinh giấc ngủ” đúng cách.
4.2 Điều trị ngưng thở khi ngủ cầ song hành với điều trị chứng mất ngủ
Đối với chứng ngưng thở khi ngủ có thể chẩn đoán bằng đo đa ký giấc ngủ, điều trị bằng một số phương pháp như máy thở áp lực dương, dụng cụ răng miệng và cải thiện một số nguyên nhân được cho là gây tình trạng ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như người dư cân béo phì cần vận động thể dục để duy trì cân nặng phù hợp,… hoặc cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ nhờ giải quyết các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra bệnh.
Mất ngủ hay ngưng thở khi ngủ đều khiến bạn mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng này có thể trở thành mạn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bạn chủ quan, bỏ qua. Nếu gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào liên quan đến giấc ngủ, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh của Hệ thống Y tế Thu Cúc để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.