Những dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố chị em nên biết

Rối loạn hormone nội tiết tố là căn bệnh vô cùng phổ biến ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa nắm rõ được dấu hiệu của căn bệnh này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ với bài viết bên dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố chị em nên biết

1. Rối loạn kinh nguyệt – dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố cực kỳ rõ nét

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình, thường xảy ra ở những chị em bị mất cân bằng nội tiết tố. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ là khoảng 22- 35 ngày, trong đó chu kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất là 28 – 23 ngày và số ngày hành kinh là từ 3 – 7 ngày.

Những dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố chị em nên biết

Rối loạn hormone nội tiết tố là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ

Tuy nhiên, khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt thì có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn đều đặn như trước. Lúc này, hành kinh có thể tới sớm hoặc muộn hơn thường lệ. Chưa kể, lượng máu kinh nguyệt trong chu kỳ cũng có sự biến động thất thường. Những chị em phụ nữ bị hành kinh hơn 7 ngày thì được gọi là rong kinh. Hiện tượng này thường đi kèm với cường kinh (máu kinh chảy ra nhiều).

Bên cạnh đó, một số chị em bị rối loạn kinh nguyệt lại gặp phải tình trạng là thiểu kinh (máu kinh ra rất ít), chu kỳ kinh nguyệt lại tới muộn hơn. Thậm chí có những chị em phải vài ba tháng mới thấy hành kinh một lần. Hiện tượng này được gọi là tắc kinh. Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn ảnh hưởng lớn tới khả năng mang thai của chị em phụ nữ,  đặc biệt là những người bị tắc kinh kéo dài.

Ngoài những dấu hiệu như trên, nhiều chị em bị rối loạn nội tiết tố còn gặp tình trạng đau bụng kinh dữ dội, màu sắc máu kinh có sự bất thường và các vấn đề khác. 

2. Các vấn đề về da là biểu hiện của dấu hiệu nội tiết tố

Rối loạn hormone nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về da của chị em phụ nữ, từ mụn trứng cá, khô sạm tới thâm nám. Đây chính là nỗi trăn trở lớn của mọi chị em phụ nữ. Bởi lẽ khi làn da có khuyết điểm sẽ khiến chị em cảm thấy thiếu tự tin hơn.

Tìm hiểu thêm: Răng khôn bị lợi trùm và những câu hỏi thường gặp

Những dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố chị em nên biết

Da nổi mụn là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố

Ở tuổi dậy thì, các em gái thường phải đối mặt với tình trạng dạ bị tăng tiết nhờn và  nhiều mụn trứng cá. Tuy nhiên, với những người trưởng thành, hiện tượng mụn trứng cá mãn tính có thể là dấu hiệu chứng tỏ chị em bị sụt giảm hàm lượng estrogen, progesterone và nồng độ androgen tăng cao bất thường.  Bên cạnh đó, những chị em phụ nữ bị mụn trứng cá kéo dài đi kèm với biểu hiện rậm lông có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. 

Không chỉ vậy, nám da và khô da là vấn đề thường gặp của những chị em ở tuổi tiền mãn kinh. Làn da của chị em thường trở nên mỏng hơn khi già đi và khi mất đi collagen thì sẽ tạo thành nếp nhăn. Khi tuổi tác tăng dần, làn da cũng trở nên kém đàn hồi, khô hơn, và ít mạch máu hơn. 

3. Tâm trạng thay đổi thất thường

Estrogen là hormone sinh dục nữ tác động mạnh mẽ đối với những chất dẫn truyền thần kinh trong não, trong đó có serotonin (chất hóa học giúp tăng cường cảm xúc tích cực). Sự biến động về hàm lượng hormone estrogen có thể khiến cảm xúc của chị em bị thay đổi trước khi bị kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.

Nếu cảm thấy tâm trạng của mình thay đổi thất thường và ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống và công việc hàng ngày, chị em có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt của mình lành mạnh hơn. Chẳng hạn như hạn chế uống bia rượu, thường xuyên tập thể dục, hay sử dụng thuốc lá.

4. Rối loạn tiêu hóa

Nếu đang bị đau bụng hoặc gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như tiêu chảy, táo bón, sôi bụng, đầy hơi,… cũng có thể liên quan tới rối loạn nội tiết tố. Đó là lý do tại sao chị em thường hay bị tiêu chảy, đau bụng vào những ngày trước hoặc trong khi có hành kinh. 

Những nhà khoa học giải thích rằng do nội tiết tố có sự thay đổi bất thường nên cơ thể sẽ giải phóng prostaglandin khiến cổ tử cung co thắt mạnh hơn, dẫn đến hiện tượng đau bụng và đi ngoài. Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng cao vào chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chướng bụng hoặc táo bón.

Những dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố chị em nên biết

>>>>>Xem thêm: Tự lấy vôi răng có an toàn, hiệu quả không và lưu ý

Để biết rõ dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, chị em nên tới viện để được bác sĩ tư vấn thêm

Vì vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong những ngày hành kinh thì chị em không cần lo lắng, vì hiện tượng này chỉ xảy ra tạm thời. Nếu cảm thấy khó chịu, chị em có thể cải thiện bằng cách áp dụng những biện pháp giảm đau tại nhà hoặc chú ý hơn đến chế độ ăn uống để không bị đau bụng và tiêu chảy nhiều. 

5. Mắc bệnh u nang buồng trứng và u xơ tử cung

U nang buồng trứng và u xơ tử cung cũng là hai bệnh lý liên quan tới rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau bụng, táo bón hoặc tiểu rắt, bí tiểu. Mặc dù đa số những khối u này đều là lành tính, nhưng nó cũng sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi kích thước của những khối u này đủ lớn, nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xoắn, vỡ, hoặc chèn ép các cơ quan nội tạng gần đó.

Trong trường hợp chị em nghi ngờ mình có dấu hiệu mắc u xơ hoặc u nang thì tốt nhất nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Với những khối u xơ hoặc u nang nhỏ thì chị em có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm teo dần khối u. Trong trường hợp dùng thuốc mà vẫn không giải quyết được vấn đề, thì bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị khác tốt hơn để loại bỏ những khối u này, chẳng hạn như phẫu thuật.

Trên đây là một số dấu hiệu rối loạn hormone nội tiết tố thường gặp nhất ở chị em phụ nữ. Nếu thấy những dấu hiệu này, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *