Những dấu hiệu ung thư dạ dày nổi bật cần lưu ý

Ung thư dạ dày nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư dạ dày là điều rất cần thiết cho bệnh nhân, người bệnh cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu ung thư dạ dày nổi bật cần lưu ý

1. Tìm hiểu những thông tin cần biết về ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày xuất hiện khi các tế bào dạ dày phát triển bất thường thành khối u, có khả năng lây lan sang các khu vực lân cận nếu không được điều trị và chúng có thể tàn phá những khu vực mà chúng đi qua gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh ung thư dạ dày là một trong số những loại ung thư thường gặp và có thể xảy ra ở bất kể độ tuổi, giới tính nào. Đây là hiện tượng tế bào bình thường của dạ dày bị đột biến, mất kiểm soát gia tăng và xâm lấn các mô ở dạ dày thông qua hạch bạch huyết. Khi bệnh diễn biến nặng, di căn sang các cơ quan lân cận dẫn đến tử vong. Ung thư dạ dày tiến triển với 4 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn 0: Tế bào ung thư chỉ mới ở lớp niêm mạc dạ dày.

– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư di căn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan đến các cơ quan khác.

– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã lây lan qua lớp niêm mạc của dạ dày.

– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan khác xa hơn.

– Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn toàn bộ cơ thể của người bệnh, cơ hội sống rất thấp.

Về nguyên nhân, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên căn bệnh này tuy nhiên có một số yếu tố dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ mặn và thực phẩm hun khói.

– Ăn ít trái cây, rau củ

– Ăn quá nhiều đồ cay nóng

– Tiền sử trong gia đình từng có người mắc phải bệnh này

– Người bệnh bị nhiễm khuẩn HP, vi khuẩn sống và tấn công lớp nhầy của dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày.

Những dấu hiệu ung thư dạ dày nổi bật cần lưu ý

Vi khuẩn HP tấn công lớp nhầy của dạ dày khiến người bệnh bị viêm loét dẫn tới ung thư

– Người bệnh bị viêm loét dạ dày kéo dài không điều trị dứt điểm

– Người bệnh bị thiếu máu, giảm hồng cầu trong khi ruột không còn hấp thụ đủ lượng vitamin B12.

– Người bệnh hút nhiều thuốc lá, thuốc lào…

2. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý

Hiểu biết và nắm bắt sớm dấu hiệu ung thư dạ dày giúp người bệnh điều trị hiệu quả bệnh từ sớm và tránh nguy cơ biến chứng.

2.1 Những dấu hiệu về tiêu hóa cảnh báo ung thư dạ dày

– Chướng bụng, khó tiêu hóa, đầy hơi

Biểu hiện này sẽ xuất hiện từ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cảm giác bụng đầy và căng tức khó chịu. Bệnh ung thư dạ dày khiến thành dạ dày cứng hơn, giảm khả năng lưu trữ đồ ăn. Đặc biệt khi ung thư dạ dày di căn đến ổ bụng, có thể thành chất lỏng ứ đọng trong khoảng bụng. Người bệnh thường nhầm lẫn biểu hiện này với viêm loét dạ dày nên thường chủ quan.

– Ợ chua, ợ nóng

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường có nhiều axit trong dạ dày dẫn tới dễ bị ợ nóng và ợ chua. Đồng thời, bởi acid trong dạ dày bài tiết quá nhiều dẫn tới tình trạng dư thừa và trào ngược khiến người bệnh ợ. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị khó nuốt, ăn mất ngon và bỏng rát trong họng.

– Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị là khu vực trên rốn, khi người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội thì thường là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm, tuy nhiên biểu hiện này cũng dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày.

– Chán ăn, ăn không ngon miệng

Chán ăn đôi khi không phải là vấn đề về vị giác mà còn cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Khối u tại dạ dày khiến người bệnh khó tiêu hóa thức ăn dẫn đến chán ăn.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

Những dấu hiệu ung thư dạ dày nổi bật cần lưu ý

Chán ăn đôi khi không phải là vấn đề về vị giác mà là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày

2.2 Những dấu hiệu về cơ thể cảnh báo ung thư dạ dày

– Sụt cân liên tục, cân nặng thay đổi bất thường

Khi nhận thấy cơ thể sụt quá nhiều cân kèm theo cảm giác buồn non và no, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da dày. Chán ăn thời gian dài khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng và người bệnh bị suy nhược, đề kháng giảm dẫn tới ung thư phát triển mạnh mẽ.

– Mệt mỏi, thiếu máu

Ngoài ra, do cơ thể bị thiếu chất nên người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, chất dinh dưỡng không đủ khiến năng lượng người bệnh thấp, lượng calo không đủ tiêu hao dẫn đến mệt mỏi, suy nhược.

3. Điều trị ung thư dạ dày với phác đồ thế nào?

Ung thư dạ dày thường được điều trị với phác đồ chuyên biệt, riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau:

– Phẫu thuậtMổ lấy khối u là phương pháp dành cho ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày của người bệnh. Phẫu thuật được áp dụng tốt để giảm biến chứng tắc nghẽn tiêu hóa hoặc xuất huyết.– Xạ trịXạ trị có thể được phối hợp với phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại. Phương pháp này cũng có thể làm giảm tắc nghẽn dạ dày đồng thời cầm máu khi bị chảy máu do ung thư.Những dấu hiệu ung thư dạ dày nổi bật cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2

Để được điều trị ung thư dạ dày với phác đồ phù hợp nhất, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

– Hóa trịHóa trị hay sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u. Phương pháp này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp khác để làm giảm triệu chứng của bệnh. Phương pháp này cũng làm giảm triệu chứng ung thư dạ dày và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nếu không thể làm phẫu thuật.– Phương pháp nhắm trúng đíchNhiều bệnh nhân ung thư dạ dày bị dư thừa lượng protein thúc đẩy tăng trưởng(HER2) trên bề mặt của tế bào ung thư. Các u có nồng độ HER2 cao có thể dùng một số dòng thuốc để phối hợp điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *