Đau lưng dưới là một trong các dạng đau lưng mà hầu hết trong cuộc đời mỗi người đều từng phải chịu đựng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những cơn đau lưng dưới vì vậy cần tìm đúng nguyên nhân để trị dứt điểm căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi bị đau lưng dưới
Nguyên nhân của đau lưng dưới
Đau lưng dưới là những cơn đau xuất hiện ở vùng ngang thắt lưng, có thể thay đổi từ một cơn đau liên tục đến một cảm giác nhói đột ngột, đau có thể kéo xuống mông và chân. Đau lưng dưới do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Đau lưng dưới do mắc các bệnh lý
Các bệnh lý về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống lưng, đau thần kinh tọa, gai cột sống lưng, viêm xương khớp cột sống… gây ra những cơn đau lưng dưới âm ỉ, kéo dài, ngày càng dữ dội nếu không được điều trị dứt điểm.
Các bệnh lý khác như các bệnh về thận (sỏi thận, suy thận…), viêm ruột thừa, viêm tụy… cũng gây đau lưng dưới.
Những cơn đau lưng dưới có thể là biểu hiện của những bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm… (ảnh minh họa)
Đau lưng dưới do các tác nhân cơ học
Sai tư thế: Ngồi hoặc đứng quá lâu gây ra sự co lại và thắt chặt cơ của dây thần kinh làm cho cơ cứng và đau đớn, ngoài ra ngủ không đúng tư thế, xoay ngang, xoay dọc,… là những yếu tố có thể tác động tiêu cực đến cột sống…
Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang, va chạm, chấn thương thể thao… khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương.
Do tính chất công việc: Người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác đồ bằng lưng hay những người làm công việc văn phòng phải ngồi nhiều khiến cột sống lưng bị tổn thương, đau nhức. Hơn nữa, những đối tượng này không có thời gian nghỉ ngơi nhiều nên cột sống rất dễ bị thoái hóa, bào mòn.
Những người lười vận động hoặc tập luyện quá sức: Những người ít vận động nếu vận động mạnh đột ngột sẽ khiến cột sống đau nhức hoặc những người thực hiện các bài tập quá sức cũng sẽ dẫn đến những cơn đau lưng dưới.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi khiến xương yếu dần, dễ tổn thương khi chịu tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến tình trạng đau lưng dưới.
Người thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực đè nén lên cột sống thắt lưng khiến cho chúng dễ bị bào mòn, gây đau lưng dưới gần hông âm ỉ, kéo dài nhiều ngày.
Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Trọng lượng cơ thể lớn có thể sẽ gây áp lực đè nén lên cột sống thắt lưng, dẫn đến những cơn đau lưng dưới (ảnh minh họa)
Đau lưng ở phụ nữ
Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng lưng dưới, đặc biệt nhiều phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ thường bị đau lưng dưới do áp lực quá mức trên cột sống.
Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung… cũng gây đau lưng dưới
Biện pháp điều trị đau lưng dưới
Phần lưng dưới của chúng ta luôn chịu một tải trọng lớn của cơ thể và chịu trách nhiệm lớn trong các hoạt động cơ thể hằng ngày, vì vậy chúng ta nên có một nhận thức đúng đắn cho vấn đề chăm sóc vùng lưng dưới. Khi có những dấu hiệu đau lưng dưới bạn cần đi khám để xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức đó để có biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để có thể chấm dứt cơn đau lưng dưới. Ngoài ra người bệnh có thể lưu ý những điều sau:
- Thử liệu pháp xoa bóp nhưng tránh xoa bóp trực tiếp vào cơ bắp đang đau.
- Tránh nằm hoặc ngồi quá lâu.
- Tập thể dục thường xuyên: giúp các khớp trở nên dẻo dai, tránh được những cơn đau lưng dưới. Nếu bạn có tiền sử đau thắt lưng, nên đi bộ vừa phải và thường xuyên hằng ngày để giảm nguy cơ phát triển đau lưng dưới.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, magiee, kali, vitamin, uống đủ nước hàng ngày… có thể giúp bạn tránh được đau lưng dưới và hồi phục nhanh hơn…
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm người mắc bệnh Gout cần tránh xa
Đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng đau lưng dưới không rõ nguyên nhân
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.