Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp phổ biến và có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Bài viết này gửi đến bạn thông tin về căn bệnh hô hấp nguy hiểm này cũng như những điều cần biết khi điều trị viêm phổi.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi

1. Bệnh viêm phổi được hiểu như thế nào?

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân tiêu biểu  dẫn đến tình trạng nhập viện và thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh lý nền.

Bệnh viêm phổi được hiểu là hiện tượng nhu mô phổi bị nhiễm trùng và sưng lên. Bệnh thường bao gồm tình trạng viêm phế nang, viêm túi phế nang, viêm ống phế nang. Ngoài ra, bệnh còn là tình trạng viêm tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.

Các tình trạng viêm trên có thể là do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên. Viêm phổi thường có đặc trưng là các phế nang hoặc ống dẫn xuất hiện nhiều dịch nhầy hoặc mủ, dịch đường hô hấp tiết ra nhiều hơn.

Viêm phổi gây ra các triệu chứng lâm sàng như ho đờm, sốt ớn lạnh thậm chí là khó thở. Tình trạng phổi viêm có thể xuất hiện ở một vùng hoặc vài vùng – viêm đa thùy. Đặc biệt, với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân gặp tình trạng viêm toàn bộ phổi.

Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi

Hình ảnh mô tả bệnh viêm phổi

2. Bệnh viêm phổi được phân loại như thế nào?

2.1. Bệnh viêm phổi – Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh

Khi phân loại theo các nguyên nhân gây ra bệnh, các chuyên gia xếp viêm phổi thành 4 nhóm như sau:

– Nhóm viêm phổi do vi khuẩn gây nên

– Nhóm viêm phổi do virus gây nên

– Nhóm viêm phổi gây ra bởi nấm

– Nhóm viêm phổi bởi các tác dụng của hóa chất gây hại

2.2. Bệnh viêm phổi – Phân loại theo cách thức lây nhiễm

Xét theo cách thức lây nhiễm, bệnh viêm phổi được chuyên gia xếp thành các nhóm:

– Viêm phổi bệnh viện

– Viêm phổi cộng đồng

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt bị viêm phổi vì chăm sóc y tế hoặc do hít thở phải các dị vật (nước bọt, dịch vị ,..) và sơ suất để chúng rơi vào phổi. Niêm mạc phổi bị tổn thương do bị kích thích phản ứng viêm, dẫn đến viêm phổi.

3. Bệnh viêm phổi có những biểu hiện như thế nào?

Với đặc thù là một căn bệnh hô hấp, viêm phổi thường nguy hiểm bởi nó gây ra các tác động xấu lên chức năng hô hấp của con người. Đối với từng đối tượng khác nhau mà biểu hiện của bệnh cũng có phần khác nhau. Tuy vậy, các biểu hiện chung của bệnh thường bao gồm:

– Ho và thở cảm thấy bị đau ngực nghiêm trọng, ho có đờm

– Cơ thể mệt mỏi, một số bệnh nhân bị sốt, đồ mồ hôi nhiều nhưng có cảm giác ớn lạnh

– Bệnh nhân thường buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy, đi kèm khó thở

– Với một số trường hợp bệnh nhân cao tuổi có thể bị lú lẫn

– Một số trường hợp bệnh nhân cao tuổi hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể không có biểu hiện sốt như thông thường

Đối với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, các biểu hiện thường không quá rõ ràng. Tuy vậy có một số triệu chứng giúp cha mẹ nhận ra như: nôn mửa, sốt co giật, bứt rứt mệt mỏi, bỏ ăn, khó thở. Nhiều trường hợp nặng bị tím tái và rút lõm ngực, li bì,…

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản khó thở: Cơ chế và cách khắc phục

Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi

Viêm phổi nguy hiểm đến tính mạng trẻ em

4. Điều trị bệnh viêm phổi ra sao? Cần lưu ý điều gì?

4.1. Điều trị viêm phổi bằng cách làm giảm triệu chứng

Các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như: thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau, các loại thuốc ho, thuốc giúp bệnh nhân long đờm, thuốc hỗ trợ giãn phế quản,… Những loại thuốc này có khả năng kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm phổi khá tốt. Do đó, thuốc sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh do viêm phổi gây ra.

4.2. Điều trị viêm phổi bằng cách khắc phục nguyên nhân gây bệnh

Tùy theo tác nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị khác nhau dành cho bệnh nhân viêm phổi.

– Đối với dạng viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn: Dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị, trong trường hợp không khỏi bệnh thì cần thăm khám lại để được tư vấn một loại kháng sinh khác phù hợp hơn.

– Đối với dạng viêm phổi do virus: Loại bệnh này (bao gồm cả covid 19) thường không thể điều trị bằng kháng sinh. Điều người bệnh có thể làm là cân bằng dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước để giúp làm làm loãng đờm, chất nhầy. Ngoài ra, cần đến thuốc hạ sốt nếu bệnh nhân bị sốt cao trên 38.5 độ C.

– Viêm phổi do nhiễm nấm: Sau thăm khám, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc đặc trị nấm thích hợp để điều trị viêm phổi.

Với các đối tượng là người trưởng thành, người già bị viêm phổi nặng và xuất hiện các biểu hiện khó thở cần được thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Với đối tượng trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi xuất hiện các triệu chứng viêm phổi, tất cả đều phải cấp cứu ngay lập tức. Trẻ trên 2 tháng tuổi nếu có biểu hiện không ăn uống, ngủ li bì, thở rít hay thậm chí bị co giật, cũng cần nhập viện điều trị ngay.

Những điều cần biết khi điều trị viêm phổi

>>>>>Xem thêm: Người hen suyễn dễ đau đầu kinh niên

Cần đưa trẻ sơ sinh đi cấp cứu nếu có biểu hiện của viêm phổi

4.3. Điều trị bệnh viêm phổi cần lưu ý những điều gì?

Với các trường hợp bệnh nhẹ, đa số triệu chứng viêm phổi sẽ thuyên giảm trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ duy trì cảm giác mệt mỏi, khó chịu kéo dài trong 1 tháng hoặc dài hơn.

Khi chăm sóc cho bệnh nhân viêm phổi, cần để người bệnh uống thuốc tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần đưa bệnh nhân đến tái khám theo đúng lịch hẹn để đảm bảo quá trình điều trị viêm phổi toàn diện và triệt để hơn. Đặc biệt, nếu xuất hiện bất kỳ biến chứng khó thở, sốt cao không hạ…, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, vận động hợp lý để quá trình điều trị viêm phổi và quá trình phục hồi đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều loại hoa quả, vitamin để giúp bệnh nhân nhanh khỏe mạnh, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *