Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra và bao gồm các bệnh liên quan khác như như ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật, hầu họng và hậu môn, sùi mào gà, u nhú bộ phận sinh dục,….. Sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, có một số điều quan trọng mà chị em cần biết để đảm bảo sức khỏe. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Những điều cần biết sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung
1. Vắc xin ung thư cổ tử cung (HPV) là gì?
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hay vắc xin HPV (Human Papillomavirus) là một biện pháp y tế quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh liên quan khác do virus HPV gây ra.
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV và nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Vắc xin HPV là dạng vắc xin được sản xuất theo công nghệ DNA tái tổ hợp. Cơ chế phòng bệnh của vắc xin HPV cũng giống như các loại vắc xin khác, tức là “bắt chước” quá trình gây bệnh tự nhiên của virus HPV để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và tạo kháng thể chống lại virus. Cụ thể, sau khi vắc xin được tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch nhận biết các thành phần có trong vắc xin như là một mối đe dọa. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể để tấn công và tiêu diệt những mối đe dọa này.
Các vắc xin HPV được sản xuất dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống với virus, gọi là “Virus-like particles” (VLPs), nhưng chúng không có khả năng lây nhiễm do thiếu ADN của virus. Các VLPs này gần giống với virus thật và kháng thể chống lại chúng có khả năng tương tự với kháng thể chống lại virus thật. Nhờ vào sự tương tự này, vắc xin HPV giúp tạo ra một cơ chế bảo vệ mạnh mẽ cho con người trước virus HPV.
Nếu sau này cơ thể tiếp xúc với virus HPV thực sự, hệ miễn dịch có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus nhanh chóng, trước khi nó gây ra hại với các bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và các bệnh lây nhiễm khác.
Vắc xin HPV được cung cấp dưới dạng tiêm vào cơ hoặc mô dưới da. Tùy thuộc vào loại vắc xin, lịch tiêm chủng và phác đồ tiêm có thể khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 2 loại vắc xin HPV phổ biến là Gardasil và Gardasil 9.
2. Những điều cần biết sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung
2.1. Hiệu quả và bảo vệ
Vắc xin HPV đã chứng minh hiệu quả cực kỳ tích cực trong việc ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến virus HPV. Trong hơn 10 năm kể từ khi vắc xin HPV được giới thiệu, tỷ lệ nhiễm virus HPV gây ra các bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục đã giảm đến 71%.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hoạt động của vắc xin HPV đã chỉ ra rằng sự bảo vệ mà nó cung cấp là lâu dài. Theo dõi những người đã tiêm vắc xin HPV trong khoảng thời gian 10 năm cho thấy khả năng bảo vệ vẫn duy trì cao hơn so với những người không tiêm vắc xin, mặc dù hiệu quả có thể giảm dần theo thời gian.
Không có bằng chứng cho thấy vắc xin HPV gây ra các vấn đề về sinh sản. Thực tế, không tiêm vắc xin HPV có thể khiến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề liên quan đến ung thư phụ khoa và tiền ung thư phụ khoa. Việc phải điều trị các bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ, thậm chí phải cắt tử cung, hoá trị hoặc xạ trị. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy cơ sinh non. Do đó, vắc xin HPV không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
2.2. Phản ứng phụ sau tiêm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng vắc xin HPV an toàn cho các đối tượng trong chỉ định. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin HPV, tuy nhiên chúng thường là nhẹ và tạm thời:
– Phản ứng tại chỗ: Một số người có thể trải qua đau và sưng tại vị trí tiêm. Đây thường là phản ứng tạm thời và sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết vắc xin Prevenar 13 phòng bệnh do phế cầu khuẩn
Sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung bạn có thể gặp các phản ứng phụ
– Phản ứng toàn thân: Một số phản ứng toàn thân có thể xuất hiện sau tiêm vắc xin bao gồm đau đầu, đau cơ, hoa mắt, chóng mặt, đau khớp, triệu chứng dạ dày ruột như nôn mửa hoặc đau bụng. Những phản ứng này có tính tạm thời và chưa đáng lo ngại.
Để kiểm soát và giảm tác dụng phụ của vắc xin HPV, bạn có thể thực hiện các biện pháp như:
– Nghỉ ngơi đủ và duy trì lối sống lành mạnh để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau tiêm vắc xin.
– Nếu gặp đau đầu, đau cơ, hoặc các triệu chứng khác, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn bạn không gặp tác dụng phụ gì khác do thuốc gây ra.
– Nếu có sốt, giữ cho cơ thể mát mẻ và uống đủ nước có thể giúp kiểm soát cơn sốt.
– Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được các bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời.
2.3. Cần kiêng gì sau khi tiêm HPV?
Sau khi tiêm vắc xin HPV, không có nhiều hạn chế đặc biệt, nhưng có một số điều bạn nên xem xét để đảm bảo sự thoải mái và tối ưu hóa hiệu quả của vắc xin.
– Trong vài ngày sau tiêm, nên hạn chế hoạt động thể thao quá mức hoặc tập luyện quá khắc nghiệt.
– Không nên tiêu thụ quá nhiều cafein hoặc các loại đồ uống có chứa chất kích thích sau tiêm.
– Không chạm, đè, chà xát vùng tiêm mà hãy duy trì vùng tiêm sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng.
– Hạn chế quan hệ tình dục. Mặc dù không có khuyến cáo về việc kiêng quan hệ tình dục sau tiêm vắc xin HPV, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả chủng ngừa, chị em nên cân nhắc hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn vắc xin chưa tạo ra đủ kháng thể để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ khỏi virus HPV.
– Chị em không nên mang thai ngay sau khi tiêm vắc xin HPV. Thời gian hợp lý để thụ thai sau khi tiêm xong mũi thứ 3 là khoảng 3 tháng. Trong trường hợp chị em đã mang thai sau khi tiêm, cần thực hiện các xét nghiệm và khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Phụ nữ đang trong thời kì mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên tiêm vắc xin HPV. Việc tiêm trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
2.4. Lưu ý khác
– Tuân thủ theo phác đồ lịch tiêm chủng: Để vắc xin HPV phát huy hiệu quả, hãy tuân thủ đúng lịch tiêm chủng và số lượng mũi được đề xuất bởi nhà sản xuất và bác sĩ tiêm chủng.
>>>>>Xem thêm: Số mũi tiêm chống ung thư cổ tử cung cần tiêm
Tuân thủ lịch tiêm chủng để đảm bảo hiệu quả của vắc xin HPV
– Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi cần thiết: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào liên quan đến vắc xin HPV, hãy thảo luận và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và tư vấn về cách quản lý sau tiêm.
Trên đây là những điều cần biết sau khi tiêm vắc xin HPV, nếu như bạn có câu hỏi muốn được giải đáp và hỗ trợ, bạn có thể liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.