Bệnh đau mắt hột là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể phát triển thành dịch, lây lan với đặc trưng là hình thành hột và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt. Bệnh đau mắt hột nếu không điều trị có thể gây mù mắt.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh đau mắt hột
1. Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bệnh đau mắt hột bao gồm:
– Ngứa nhẹ và cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt.
– Chảy nước mắt, chất nhầy hoặc mủ.
Ngứa, chảy nước mắt, chất nhầy hoặc mủ là các triệu chứng đầu tiên của bệnh đau mắt hột.
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng của đau mắt hột có thể là:
– Mờ mắt
– Đau mắt
– Mắt nhạy cảm với ánh sáng
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị đau mắt hột nhưng bệnh thường tiến triển từ từ và các triệu chứng chỉ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn trưởng thành.
2. Tiến triển của bệnh đau mắt hột
Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường nghiêm trọng hơn so với mi dưới.
Ở thể nhẹ hay đau mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp mô biểu mô kết mạc. Người bệnh có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị ngứa mắt, mỏi mắt, đôi khi mắt chảy nước.
Ở thể nặng tổn thương thâm nhập xuống cả những lớp bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây biến chứng như sẹo giác mạc, đặc biệt là lông quặm sẽ gây loạn dưỡng giác mạc va gây sẹo giác mạc, khiến thị lực suy giảm.
Tất cả các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột ở mi mắt trên thường nghiêm trọng hơn so với mi dưới. Ngoài ra các mô tuyến nhờn ở mí mắt, bao gồm cả tuyến nước mắt, cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể khiến mắt bị khô và làm cho bệnh đau mắt hột càng trở nên tồi tệ hơn.
3. Nguyên nhân
Tìm hiểu thêm: Bệnh glocom có chữa được không hay mù vĩnh viễn?
Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn là Chlamydia gây ra.
Bệnh đau mắt hột do một loại vi khuẩn là Chlamydia gây ra. Bệnh lây lan khi tiếp xúc với dịch chảy từ mắt hoặc mũi của người mắc bệnh. Dùng chung khăn tay, bồn tắm, bàn chải đánh răng, thuốc nhỏ mắt với người bệnh cũng dễ bị lây bệnh.
Ngoài ra, bệnh có thể lây qua vật trung gian là ruồi khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên mắt người khỏe mạnh.
4. Chẩn đoán
Trước tiên bác sĩ có thể khám lâm sàng để chẩn đoán đau mắt hột.
Hầu hết những người bị bệnh đau mắt hột ở giai đoạn ban đầu không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tại các khu vực bệnh đau mắt hột thường xảy ra, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám lầm sàng hoặc gửi một mẫu vi khuẩn từ mắt của bệnh nhân để nuôi cấy và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
5. Điều trị
>>>>>Xem thêm: Mắt bị mộng thịt và những điều cần lưu ý!
Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc điều trị bệnh đau mắt hột phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh mắt hột, có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Thuốc thường được sử dụng điều trị bệnh mắt hột hiện nay là thuốc mỡ tetracyclin 1%. Dùng thuốc tra mắt vào ban đêm trong 5-10 ngày liền mỗi tháng, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo có thể uống một trong các thuốc sau: tetracyclin, erythromycin, doxycyclin… trong 3-4 tuần. Việc dùng thuốc nhỏ mắt (đối với thuốc nước), hay tra mắt (đối với thuốc mỡ) phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp mắt hột có biến chứng: lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ… cần phải điều trị bằng phẫu thuật.