Những điều cần biết về bệnh lang ben

Lang ben là bệnh nhiễm nấm ngoài da, có thể gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên thường gặp nhất ở người trẻ tuổi. Lang ben không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh lang ben

1. Nguyên nhân gây lang ben

Những điều cần biết về bệnh lang ben

Bệnh lang ben (pityriasis versicolor) do loại nấm Malassezia furfur, còn gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên

Bệnh lang ben (pityriasis versicolor) do loại nấm Malassezia furfur, còn gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên. Bình thường nấm Malassezia furfur sống hoại sinh trên da người, lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân như khăn lau, giường chiếu…

Nấm gây bệnh phát triển trong các điều kiện thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, xoa kem có chất béo trên da, tăng cortisone máu… Bên cạnh đó, bệnh còn có yếu tố di truyền.

Ngoài bệnh lang ben thường hay gặp, loại nấm Malassezia furfur cũng có thể dẫn đến bệnh viêm nang lông (pityriasis folliculitis), viêm da tăng tiết bã (seborrhoeic dermatitis), gầu (dandruff); thậm chí chúng xâm nhập vào máu gây nên nhiễm nấm máu.

2. Dấu hiệu gây lang ben

Tìm hiểu thêm: Bệnh vẩy nến ở móng tay, nguyên nhân bệnh là gì

Những điều cần biết về bệnh lang ben

Bệnh lang ben thường gây tổn thương trên da chủ yếu ở vị trí 1/2 phía trên cơ thể như mặt, cổ, lưng, ngực…; ít gặp ở đùi chân và cẳng chân.

Bệnh lang ben thường gây tổn thương trên da chủ yếu ở vị trí 1/2 phía trên cơ thể như mặt, cổ, lưng, ngực…; ít gặp ở đùi chân và cẳng chân. Nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời vì thế càng ra nắng, phần da lành của người bệnh càng bị sẫm màu, nơi tổn thương càng nổi rõ rệt hơn.

Nơi da bị nhiễm nấm thường có những mảng da đổi màu, có ranh giới rõ ràng, có thể có màu trắng, hồng, vàng hoặc nâu phụ thuộc vào sắc tố da bình thường của người bệnh và sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời và mức độ bệnh. Tổn thương trên da thường xếp thành từng đám, có vảy.

Khi ra nắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc khi có mồ hôi đổ ra người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, râm ran khó chịu, có cảm giác giống như kim đâm. Bệnh lang ben thường gặp ở lứa tuổi từ 15-17 hay còn được gọi là bệnh lang lớn. Bệnh cũng có thể gặp ở trẻ em và cả người già.

3. Bệnh lang ben có chữa khỏi không?

Những điều cần biết về bệnh lang ben

>>>>>Xem thêm: Mụn mủ và nguyên nhân gây bệnh

Lang ben có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện và chữa trị sớm tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

Những triệu chứng của bệnh lang ben thường biểu hiện không rõ ràng vì thế người bệnh khó phát hiện. Chỉ đến khi những vùng da nhạt màu loang rộng trên nhiều vị trí của cơ thể người bệnh mới đi khám và điều trị. Lang ben khó có thể loại bỏ dứt điểm, rất dễ tái phát, có khả năng lây nhiễm cao.

Lang ben có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện và chữa trị sớm tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Tới khám trực tiếp tại các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng bệnh. Căn cứ vào mức độ xâm lấn của bệnh trên da, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị lang ben hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *