Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể ở người bệnh. Chẩn đoán kịp thời và điều trị thành công sẽ giúp bệnh nhân giảm đau đớn, giúp tăng cường cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là ưu tiên hàng đầu.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

1. Định nghĩa về trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng dịch axit dạ dày tràn lên thực quản hoặc vào khoang miệng. Bệnh gây ra các triệu chứng và biến chứng phiền toái, dẫn đến việc ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh chủ yếu là do rối loạn cơ thắt dưới của thực quản. Bình thường, cơ thắt dưới của thực quản hoạt động như một hàng rào ngăn giữa thực quản và dạ dày. Khi cơ này yếu đi hoặc bị giãn ra và không đóng hết sẽ làm cho dịch ở dạ dày trào ngược lên gây tổn thương cho niêm mạc thực quản.

Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hình ảnh minh hoạ trào ngược dạ dày thực quản

Các nguyên nhân khác: thoát vị hoành (dạ dày di chuyển lên phía trên cơ hoành gây ra tình trạng trào ngược), tăng áp lực ổ bụng, chậm làm trống dạ dày do viêm dạ dày, ung thư dạ dày,…

3. Yếu tố nguy cơ

  • Lớn tuổi
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Thuốc: thuốc hen suyễn, tăng huyết áp, thuốc an thần, trầm cảm…
  • Thoát vị hoành
  • Chế độ ăn: socola, cà chua, thức ăn cay nóng hoặc chua, đồ uống có gas…
  • Thói quen ăn uống, số lượng và thời gian ăn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.
  • Phụ nữ mang thai: triệu chứng thường chấm dứt ngay sau sinh.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh

4. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Kinh điển và phổ biến nhất là triệu chứng ợ nóng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng mũi ức, lan dọc sau xương ức lên cổ. Tình trạng này thường xảy ra sau bữa ăn (nhất là sau khi ăn quá no, ăn cay, chua, uống rượu bia…). Cảm giác đau tăng lên khi nằm ngửa hoặc ngồi cúi ra trước.
  • Ợ chua: cảm giác chua và nóng ở cổ và miệng, có thể có một phần thức ăn không tiêu.
  • Đau tức ngực: cảm giác đau thắt, đè ép ở ngực. Đây là một triệu chứng khá phổ biến, cần thiết phải phân biệt với đau ngực do nguyên nhân tim mạch.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Khàn giọng: do dịch dạ dày trào ngược lên ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Vướng hoặc u trong cổ họng: Bệnh nhân cũng thường phàn nàn về cảm giác vướng hoặc có u trong cổ họng. Sở dĩ có điều này là vì dịch axit tiếp xúc với cùng hầu họng làm tăng trương lực cơ vòng thực quản.
  • Nuốt khó, nuốt đau: là dấu hiệu báo động có thể là biến chứng loét, bệnh ác tính do dịch axit dạ dày. Các dấu hiệu báo động khác như: thiếu máu, chảy máu, sụt cân…

5. Biến chứng

Biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Viêm thực quản: trường hợp nghiêm trọng khi axit dạ dày ăn mòn rộng có thể gây loét, xuất huyết tiêu hóa trên với các triệu chứng như nôn ra máu, đi cầu phân đen, thiếu máu… Tiếp xúc với dịch axit dạ dày liên tục thời gian dài có thể dẫn đến hình thành sẹo, gây hẹp thực quản với triệu chứng chính là khó nuốt.
  • Barret thực quản: thường do trào ngược nặng và kéo dài, niêm mạc lát tầng của thực quản bị thay thế bằng biểu mô trụ. Là một hình thái tiền ung thư và cần được sinh thiết để chẩn đoán cũng như ngăn ngừa biến đổi ác tính.

6. Chẩn đoán bệnh

Bệnh thường được chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng cổ điển như ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác. Khi nghi ngờ, bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị thử trong 8 tuần. Nếu các triệu chứng giảm hoặc biến mất thì được coi là khẳng định chẩn đoán.

Trong trường hợp bệnh nhân đáp ứng với điều trị, không xuất hiện triệu chứng mới và không có dấu hiệu báo động, có thể điều trị tiếp mà không cần làm xét nghiệm gì thêm.

Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng cấp tính

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Phương tiện được sử dụng nhiều nhất để đánh giá bệnh và các biến chứng có thể xảy ra đó là nội soi dạ dày-thực quản. Chỉ nên nội soi khi có triệu chứng mới, dấu hiệu báo động. Việc này dùng để sàng lọc đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc có biến chứng như viêm thực quản hoặc Barret, không dùng để chẩn đoán.

Theo dõi pH 24h là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp này hữu ích với những bệnh nhân có triệu chứng nhưng kết quả nội soi bình thường.

7. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời giúp cải thiện triệu chứng, quản lí và ngăn ngừa biến chứng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Để điều trị bệnh cần lưu ý những điều sau:

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng và giảm thiểu tổn thương niêm mạc do axit dạ dày gây ra.

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): tác dụng mạnh nhất, liều chuẩn 1 lần/ngày, nếu đáp ứng kém thì dùng liều gấp đôi với 2 lần/ngày, uống trước ăn sáng 30 phút. Điều trị ít nhất 8 tuần, khi đã ổn chuyển sang điều trị duy trì và giảm liều dần.
  • Thuốc ức chế histamine H2: có thể thêm vào giai đoạn điều trị duy trì của PPIs, uống trước khi đi ngủ.
  • Các thuốc khác: thuốc trợ vận động, antacid…

Lưu ý: Thông tin về thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ

Lối sống lành mạnh cho người trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bệnh nhân không có các triệu chứng báo động (nuốt khó, nuốt đau, thiếu máu, chảy máu, sụt cân…) và không có biến chứng, thay đổi lối sống là việc làm cần thiết. Bao gồm:

  • Nằm đầu cao giúp giảm sự tiếp xúc giữa axit với thực quản.
  • Giảm cân ở những bệnh nhân có thể trạng thừa cân.
  • Ăn chậm, nhai kĩ, chia nhiều bữa nhỏ.
  • Ngồi thẳng, không uống nước trong khi ăn.
  • Không ăn trước khi ngủ.
  • Tránh các thực phẩm chua, cay, nóng, nhiều chất béo…. như: socola, cam, chanh, cà chua, hành, đồ chiên, thức uống có gas…
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia, café.
  • Thay thế sữa nguyên chất bằng sữa ít béo, sữa hạt… Thay thế thịt chiên, thịt mỡ bằng thịt nạc, cá, đậu phụ, trứng và các loại rau củ quả.

8. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở đâu?

Hiện nay nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng tình trạng trào ngược này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Mặt khác cũng có những người chỉ điều trị tại nhà theo những cách dân gian truyền miệng hoặc tự ý sử dụng thuốc mà không theo kê đơn của bác sĩ. Đây là việc làm hết sức sai lầm.

Như đã nói ở trên, bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường, khiến người bệnh phải trả giá đắt về sức khỏe và cả tính mạng. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt.

Bạn nên lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế – bệnh viện lớn, có chuyên khoa Tiêu hóa và Thăm dò chức năng Nội soi với đội ngũ bác sĩ giỏi, được chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại. Điều này vừa đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cho quá trình chẩn đoán và điều trị, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức đi lại, có kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị ngay trong một lần thăm khám. Nếu bạn ở khu vực phía Bắc, Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ khám trào ngược dạ dày và các bệnh tiêu hóa nói chung mà bạn có thể tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *