Bệnh vẩy nến da đầu là một dạng của bệnh vẩy nến thể thông thường. Đây là một bệnh da mạn tính, thường gặp, tiến triển từng đợt, dai dẳng, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh vẩy nến da đầu
1. Bệnh vẩy nến da đầu là gì?
Bệnh vẩy nến da đầu là một trong những bệnh về da mạn tính, thuộc thể vẩy nến thông thường, tiến triển từng đợt, dai dẳng. Biểu hiện điển hình nhất của bệnh là sự tróc vẩy, những mảng vẩy nến sưng đỏ và da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên nhất.
Bệnh vẩy nến da đầu là một trong những bệnh về da mạn tính, thuộc thể vẩy nến thông thường, tiến triển từng đợt, dai dẳng.
2. Biểu hiện của bệnh vẩy nến da đầu
Khi bị vẩy nến da đầu, người bệnh thường thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, giới hạn rõ ràng, hơi gồ cao, nền cứng cộm, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Vẩy nến da đầu thường rơi ra thành từng mảng giống như gàu.
Bệnh vẩy nến da đầu biểu hiện bằng các mảng đỏ, khi ấn vào thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ có ranh giới rất rõ với vùng da lành bên cạnh, có kích thước từ vài cm đến hàng chục cm. Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân (vẩy nến toàn thân). Khi cạo, gãi thì vẩy bong ra dễ dàng giống như sáp nến hoặc có khi là mảng lớn.
Bệnh thường khởi phát với những thương tổn khu trú ở da đầu. Khi giới hạn của thương tổn chưa rõ ràng, bệnh vảy nến da đầu dễ nhầm với bệnh chàm da mỡ, nấm da. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần phải làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
Da đầu là vị trí xuất hiện thương tổn sớm. Thương tổn vẩy nến ở da đầu thường có khuynh hướng lan ra phía trước, ở trán tạo thành hình móng ngựa.
Những trường hợp nặng, thương tổn lan rộng khắp da đầu và vẩy da có thể bao phủ toàn bộ da đầu. Tóc ở vị trí thương tổn vẩy nến vẫn mọc bình thường, xuyên qua các lớp vẩy da kể cả những trường hợp bệnh nặng.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của bệnh nấm móng tay chúng ta chủ động trong điều trị
Bệnh vẩy nến da đầu gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
3. Chăm sóc bệnh nhân vảy nến da đầu
Người bị vẩy nến da đầu cần lưu ý:
-Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm.
– Ngâm phần da bị vẩy nến trong nước ấm từ 10- 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.
– Tuyệt đối không nên tắm nước nóng.
– Cần tránh để bị côn trùng cắn, không gãi, kỳ cọ, chà xát những vùng da bị tổn thương do bệnh vẩy nến.
4. Điều trị bệnh vẩy nến da đầu như thế nào?
Có thể điều trị bệnh vẩy nến da đầu tại chỗ bằng thuốc bôi hoặc chiếu tia cực tím. Đây là phương pháp điều trị bệnh vẩy nến da đầu thông dụng hiện nay. Những trường hợp nặng có thể phối hợp với điều trị toàn thân. Điều trị vẩy nến da đầu rất phức tạp vì tóc gây khó khăn cho việc bôi thuốc và cản trở tia cực tím tới da đầu.
>>>>>Xem thêm: Nổi hạch ở háng có nguy hiểm không?
Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
Hiện có 3 giải pháp điều trị bệnh vẩy nến da đầu cơ bản là dùng thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đường uống và quang hoá trị liệu. Các thuốc điều trị có tác dụng ức chế sự tăng sừng của da. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng thuốc thường gây mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến gan, thận… Người bệnh có thể dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên không gây tác dụng phụ, để hỗ trợ điều trị vẩy nến nói chung và vẩy nến da đầu nói riêng. Bên cạnh đó cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái và có chế độ bảo vệ da hiệu quả. Lưu ý, tránh tâm lý tự ti, mặc cảm với mọi người, tránh hóa chất, ánh nắng…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.