Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

Theo các chuyên gia y tế, dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân. Đau thần kinh tọa là một bệnh thường gặp, đặc biệt ở những người có công việc lao động chân tay, nam giới bị nhiều hơn nữ giới.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

1.Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là triệu chứng của viêm dây thần kinh tọa thường gặp ở người 30 tuổi đến 60 tuổi. Thường gặp ở nam giới và phụ nữ mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:

1.1 Thoát vị đĩa đệm – “hung thủ” gây đau thần kinh tọa

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm cột sống thoái hóa dần theo thời gian và dễ bị tổn thương. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ thần kinh hông. Khoảng 1 trong 50 người sẽ bị thoát vị đĩa đệm tại một thời điểm nào đó trong đời và 1/4 trong số đó sẽ có triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.

Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đâu gây đau thần kinh tọa.

1.2 Bệnh về cột sống: hẹp cột sống, khối u cột sống

Sự hao mòn tự nhiên của các đốt sống có thể thu hẹp ống tủy sống. Tình trạng hẹp ống sống này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hông. Hẹp ống sống thường gặp ở người trên 60 tuổi. Ở một số trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo cột sống, thậm chí là dây thần kinh. Khi khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.

1.3 Chấn thương hoặc nhiễm khuẩn gây đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nói chung, bất kỳ nguyên nhân nào gây chèn ép dây thần kinh hông đều có thể gây ra triệu chứng đau. Trong một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể.

2.Biểu hiện của đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa ảnh thường rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bởi những triệu chứng sau đây:

– Đau: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thần kinh tọa, các cơn đau sẽ từ rễ thần lưng và rễ thần kinh sống 1 lan xuống đùi. Nếu rễ thần kinh lưng bị chèn ép hay tổn thương thì người bệnh có cảm giác đau từ lưng eo kéo dài đến cẳng chân, chạy xuống ngón chân út. Nếu tình trạng này gặp phải ở rễ thần kinh sống 1 thì cơn đau từ phía sau mông xuống đùi, bắp chân và kéo dài ra phía ngoài bàn chân. Nếu người bệnh đau thần kinh tọa trên thì cơn đau chỉ lan tới phía trên đầu gối còn ngược lại thì tới tận bàn chân.

– Người bệnh có thể bị cứng cột sống nên nghiêng người, gặp khó khăn khi cúi người và bị đau rất nhiều.

– Đặc biệt, mỗi khi cơ thể người bệnh bị rung lắc như khi bị va chạm thì cơn đau sẽ tăng lên hoặc khi ho, hắt hơi hay khi cười thì lưng cũng có cảm giác đau nhói.

– Cơn đau lan từ vùng lưng chạy dọc xuống mông và đùi tới gót chân, một số trường hợp có thể cơn đau lại chạy ngược lại.

– Bệnh nặng, người bệnh thường khó cử động chân, các ngón chân và mũi chân không được linh hoạt.

– Có biểu hiện teo cơ đùi, mông và chân trong trường hợp đặc biệt.

– Chân của người bệnh bị tê bì mất cảm giác,

– Rối loạn đại tiểu tiện…

Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

Đau từ lưng, eo kéo dài đến cẳng chân, chạy xuống bàn chân, ngón chân. Cơn đau kèm tê bì, yếu cơ – đây là biểu hiện của đau thần kinh tọa.

3. Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bệnh, hỏi triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, sau đó có thể cần thực hiện một số dịch vụ cận lâm sàng X-quang quy ước, CT-Scanner phát hiện hình ảnh thoái hóa đốt sống, gù vẹo bất thường cột sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm.

3.1 Chẩn đoán phân biệt

– Đau do viêm khớp cùng chậu: Không lan theo rễ, đau tại chỗ khớp cùng chậu. Để bệnh nhân nằm sấp vừa ấn vào khớp cùng chậu, vừa ấn vừa nhấc cẳng chân ngược ra sau sẽ gây đau nhức thêm.

– Đau do viêm cơ đáy chậu: Người bệnh nằm co chân bên đau khó duỗi thẳng chân, có kèm triệu chứng nhiễm trùng.

– Viêm hoặc áp xe cơ thắt lưng chậu.

3.2 Chẩn đoán căn nguyên

– Thoát vị đĩa đệm: vòng gân bao quanh đĩa đệm trở nên yếu, nhân đĩa đệm thoát ra sau gây chèn ép vào rễ thần kinh tọa tương ứng (L4-L5 hoặc L5-S1).

– Lao xương sống: có ổ abccess cạnh cột sống.

– Di căn cột sống: Ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, u buồng trứng, khối u vùng chậu nhỏ.

– Do viêm nhiễm tại chổ, do bị lạnh.

– Do thoái hóa cột sống: ở người già.

4. Điều trị đau dây thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là nguyên tắc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa do nguyên nhân thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm.

4.1 Điều trị nội khoa

– Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột.

– Vật lý trị liệu: massage liệu pháp, kéo giãn hoặc ấn cột sống, thể dục trị liệu…

– Các thuốc chống viêm

– Thuốc giảm đau

– Thuốc giãn cơ

– Thuốc an thần: được dùng khi người bệnh đau nhiều

– Thuốc tiêm ngoài màng cứng

Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu sau và vai gáy là biểu hiện của bệnh gì?

Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

Hiện nay điều trị nội khoa được sử dụng chủ yếu để điều trị người bệnh đau thần kinh tọa, một số trường hợp điều trị nội khoa không hoặc ít có hiệu quả, các bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật khi cần thiết.

4.2 Ngoại khoa

– Chỉ định khi hỗ trợ điều trị nội khoa không hiệu quả; trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…)

– Tùy vào tình trạng thoát vị và điều kiện kỹ thuật mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (phẫu thuật nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ mở…)

5. Ưu điểm khi điều trị đau dây thần kinh tọa tại Thu Cúc TCI

– Khám và tư vấn điều trị trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm.

– Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh, hỗ trợ điều trị kịp thời.

– Đón tiếp và hướng dẫn tận tình.

– Được thanh toán BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh.

– Đặt hẹn nhanh chóng, tiện lợi, giúp bạn chủ động và tiết kiệm tối đa thời gian khi khám, chữa bệnh.

Những điều cần biết về đau thần kinh tọa

>>>>>Xem thêm: Hay mất ngủ về đêm coi chừng bệnh tuyến giáp

Hệ thống Y tế Thu Cúc ứng dụng máy móc hiện đại như chụp cộng hưởng từ nguyên lý H2, chụp cắt lớp tính đa dãy,… giúp chẩn đoán và điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

6. Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

– Không nên lao động quá sức, làm việc sai tư thế.

– Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi làm việc lâu, nên thường xuyên đứng lên và thực hiện một số động tác thể dục giữa giờ.

– Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang, vác, hay nhấc vật nặng. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bạn có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng và chia đều trọng lượng của vật sang cả hai bên cơ thể, không mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.

– Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất, không nên nhảy từ trên cao xuống, không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột,…

– Bên cạnh đó để phòng bệnh đau thần kinh tọa, bạn cần tập thể dục vừa sức, thường xuyên nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

– Hỗ trợ điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.

7. Ý kiến người bệnh

Anh Nguyễn Văn Long (44 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị đau dây thần kinh tọa khám và hỗ trợ điều trị đông tây y nhiều nơi mà bệnh cứ dai dẳng mãi. Được con trai đưa đến khám tại bệnh viện Thu Cúc, bác sĩ Loan là người trực tiếp khám và chữa cho tôi, bác sĩ rất nhiệt tình, giờ bệnh của tôi đã đỡ nhiều, tiến triển tốt.”

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết bệnh viện Thu Cúc khám và hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa như thế nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *