Độ mờ da gáy là gì? Tại sao phải đo độ mờ da gáy? Độ mờ da gáy như thế nào là an toàn? Khi nào nên siêu âm đo độ mờ da gáy?… Đó là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về độ mờ da gáy.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về độ mờ da gáy
1. Những điều cần biết về độ mờ da gáy
1.1. Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy hay còn gọi là độ dầy da gáy hoặc khoảng sáng sau gáy là một đặc điểm hình thể trên siêu âm, do sự tích tụ dịch dưới lớp da phía sau cổ thai nhi trong quý đầu của thai kỳ. Đây là một tổ chức có tính chất sinh lý, được quan sát thấy ở tất cả thai nhi trong quý đầu của thai nghén ( từ 12-14 tuần ). Khoảng sáng sau gáy sẽ biến mất sau 14 tuần.
Tìm hiểu thêm: Giá mổ nội soi buồng trứng đa nang là bao nhiêu?
1.2. Cơ chế xuất hiện của khoảng sáng sau gáy
Khoảng sáng sau gáy xuất hiện do: Rối loạn sự tiếp nối của hệ thống bạch huyết vùng cổ vào hệ tĩnh mạch cảnh; do tồn tại một cửa sổ nhất thời ở vùng hố não sau; do sự phát triển chưa hoàn thiện của xương sọ trong giai đoạn này.
Sự xuất hiện của khoảng sáng sau gáy là một cơ chế bảo vệ của thai, do việc tăng lưu lượng máu trong não vào tuổi thai 9-12 tuần.
1.3. Đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?
Siêu âm đo độ mờ da gáy thường được thực hiện vào tuần 11-14 của thai kỳ, chính xác nhất là tuần 12. Trước tuần thứ 11, kỹ thuật đo chưa chính xác và khó khăn vì bào thai còn quá nhỏ. Tuy nhiên, sau tuần thứ 14, da gáy sẽ trở về bình thường (không có nghĩa là thai bình thường) nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa. Do đó, thời điểm để đo độ mờ da gáy chính xác nhất là tuần 12-13 của thai kỳ. Mẹ bầu không nên bỏ lỡ thời điểm vàng này.
Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện qua siêu âm nhưng một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ, để có kết quả chính xác. Không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và thai nhi trong quá trình thao tác.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm đầu dò âm đạo ở Bệnh viện Thu Cúc
1.4. Tại sao phải đo độ mờ da gáy?
Siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ giúp chẩn đoán sớm nguy cơ mắc hội chứng Down, giúp bác sĩ tư vấn xem người mẹ có cần làm thêm xét nghiệm là chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm để xét nghiệm tiếp hay không.
1.5. Độ mờ da gáy như thế nào là an toàn?
– Người ta nhận thấy, độ mờ da gáy tăng lên một cách đáng kể trong một số các trường hợp thai nhi mang một số bất thường nhiễm sắc thể: T21, T18, T13.
– Ngưỡng sinh lý bình thường dưới 2,5mm.
-Từ 2,5 – 3,0mm cần phải theo dõi.
-Khoảng sáng sau gáy trên 3,0mm được coi là bệnh lý và cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để khẳng định xem thai nhi có bị các dị tật bẩm sinh hay không.
Tóm lại: Khoảng sáng sau gáy càng lớn thì nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể càng lớn. Gáy càng dầy thì nguy cơ thai ngừng phát triển càng lớn.; Khi gáy dày trên 7 mm gần như 100% thai sẽ chết lưu.