Những điều cần biết về hen phế quản

Hen phế quản là một trong những bệnh đường hô hấp khá phổ biến, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được khám và điều trị sớm, hen phế quản có thể biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về hen phế quản

Nhưng nguyên nhân gây hen phế quản

Bệnh hen phế quản do rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp trên không điều trị đúng cách và rứt điểm
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Do nội tiết tố
  • Yếu tố di truyền
  • Do dị ứng với một số dị nguyên như: Phấn hoa, lông chó mèo và gia cầm, bụi, nấm mốc,…

Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Những điều cần biết về hen phế quản

Hen phế quản là một trong những bệnh khá phổ biến, là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở.

Biểu hiện của bệnh hen phế quản

Các biểu hiện của bệnh hen phế quản gồm:

  • Cơn hen xuất hiện đột ngột hoặc từ từ
  • Người bệnh thở khò khè, có tiếng ran rít, thở nông
  • Thở khó, người bệnh phải gắng sức mới thở được và có cảm giác không thể thở nổi
  • Khó nói
  • Ho…

Các cấp độ của bệnh hen phế quản

Căn cứ vào mức độ của bệnh, người ta chia bệnh ben phế quản thành 4 cấp độ, cụ thể:

  • Nhẹ – không liên tục: Tần số xuất hiện cơn hen không quá 2 lần/ tuần, các triệu chứng về đêm không quá 2 tuần/ tháng.
  • Nhẹ – liên tục: Tần xuất cơn hen nhiều hơn 2 lần/tuần, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/ tháng. Cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
  • Trung bình – liên tục: Tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen xảy ra với cường độ nặng hơn và ít nhất là 2 lần/tuần và có thể kéo dài hằng ngày. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Nặng – liên tục: Cơn hen xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh phải điều trị khẩn cấp theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh hen phế quản như thế nào?

Tùy vào mức độ của bệnh, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh viêm phổi kẽ

Những điều cần biết về hen phế quản

Hen phế quản cần được phát hiện sớm, điều trị tích cực.

Đa số bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Salbutamol phun sương 5 mg hoặc terbutalin phun sương 10 mg. Theo dõi việc đáp ứng sau xịt thuốc 20-30 phút. Thuốc kết hợp trong điều trị gồm có: kháng sinh, an thần, giảm đau, long đờm,…
Lưu ý: Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ưu điểm khi điều trị hen phế quản tại Bệnh viện Thu Cúc

  • Thăm khám và điều trị với Giáo sư hô hấp giỏi, có hơn 40 năm kinh nghiệm.
  • Trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình khám chữa bệnh khép kín
  • Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình.
  • Thanh toán Bảo hiểm y tế tối đa theo đúng quy định của nhà nước
  • Đặt lịch khám qua hệ thống tổng đài 1900 55 88 92 giúp quý người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian.

Những điều cần biết về hen phế quản

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn

Khám và điều trị hen phế quản tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được thăm khám và điều trị GS hô hấp hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm.

Cách phòng bệnh hen phế quản hiệu quả

  • Tránh xa các tác nhân gây ra dị ứng cho bạn
  • Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Luôn dùng khẩu trang khi đi ra ngoài
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức thường xuyên
  • Tránh làm việc quá sức.
  • Đối với những người có tiền sử bị hen phế quản cần chú ý tiếp tục sử dụng thuốc sau khi ra viện theo chỉ định của bác sĩ để dự phòng bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm…

Ý kiến người bệnh

“Tôi bị hen phế quản nhiều năm nay. Gần đây, tôi có đến Bệnh viện Thu Cúc để khám và điều trị. Sau hơn 1 tuần điều trị, các triệu chứng của bệnh đã giảm đáng kể, tôi thấy sức khỏe tốt hơn và có thể sinh hoạt bình thường. Hiện tôi vẫn đang thăm khám theo hẹn của bác sĩ và điều trị dưới sự hướng dẫn của GS Trần Văn Sáng. Tôi thấy hài lòng về chất lượng dịch vụ của bệnh viện,” cô Nguyễn Kim Thanh – 58 tuổi, Thanh Xuân Hà Nội.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *