Khám sức khỏe thông tư 14 là cụm từ còn khá xa lạ với rất nhiều người. Thực tế, đây là một việc làm cần thiết cho sức khoẻ của bất kỳ ai. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hoạt động này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về khám sức khỏe thông tư 14
1. Quy định về khám sức khỏe theo thông tư 14
Khám kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn có được một bức tranh toàn cảnh về sức khoẻ của mình. Thông qua hoạt động này, các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên cần thiết để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ và phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý.
Bên cạnh đó, đối với người lao động làm việc trong môi trường có phát sinh các yếu tố độc hại, dễ mắc bệnh nghề nghiệp, khám sức khỏe định kỳ còn đóng vai trò vô cùng lớn để nhận biết sớm bệnh nghề nghiệp.
Với mục đích tạo nên đội ngũ lao động chất lượng cao, giúp cải thiện đời sống công nhân viên, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 14/2013/TT-BYT về hướng dẫn thăm khám sức khoẻ theo thông tư 14.
Khám sức khỏe thông tư 14 là việc làm bắt buộc
Theo đó, đối tượng khám sức khỏe theo diện này bao gồm:
- Khám sức khỏe cho người mang quốc tịch Việt Nam
- Khám sức khỏe dành cho đối tượng người lao động
- Khám sức khỏe khi tuyển dụng
- Khám sức khỏe cho sinh viên trước khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, hay trường nghề,…
2. Những ai không được thăm khám theo thông tư 14?
Đối tượng cần khám sức khỏe thực hiện theo thông tư 14 đã được nói ở trên. Bên cạnh đó, bạn cần biết thêm các trường hợp không được tham gia vào danh mục này. Những đối tượng đó bao gồm:
- Người mong muốn thực hiện giám định y khoa, pháp y cũng như tâm thần.
- Người khám bệnh để được cấp giấy chứng thương
- Đối tượng ở trong lực lượng vũ trang và những người có nhu cầu khám sức khỏe để thi tuyển vào lực lượng vũ trang
- Người thực hiện khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú trong các cơ sở khám, chữa bệnh
- Người thực hiện khám các bệnh nghề nghiệp
3. Ý nghĩa của danh mục khám sức khỏe thông tư 14
Mục đích chính của khám sức khỏe theo diện này là giải pháp giúp tầm soát sức khỏe nhằm nắm rõ những vấn đề cơ thể đang gặp phải. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc để kiểm chứng cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không, để đảm bảo công tác học tập, làm việc. Không chỉ vậy, hoạt động khám sức khỏe theo thông tư 14 còn mang nhiều giá trị đặc biệt khác.
Tóm lại, sau khi thăm khám nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường bạn sẽ được tiến hành điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Nhờ vậy, những vấn đề sức khỏe từ nhỏ nhất và phức tạp nhất cũng sẽ được nhận diện rõ ràng nhờ các danh mục có trong hoạt động này.
Người đi thăm khám cần hoàn thiện đầy đủ các danh mục theo quy định
4. Danh mục khám sức khỏe theo thông tư 14
Thông tư 14 chỉ rõ khám sức khỏe bao gồm 2 nội dung chính là khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó, chi tiết của từng danh mục chủ yếu như sau:
4.1. Khám lâm sàng
Là hình thức khám tổng quát trên toàn cơ thể. Theo đó, người thăm khám sẽ được khám từ trong ra ngoài để nắm được tổng quan sức khỏe. Khám lâm sàng sẽ chủ yếu gồm các nội dung như:
- Khám nội.
- Khám ngoại.
- Khám da liễu.
- Khám tai mũi họng.
- Khám răng hàm mặt.
- Khám mắt: cụ thể như đo thị lực, cận thị, loạn thị,…
- Khám phụ khoa (đối với nữ).
4.2. Khám cận lâm sàng
Sau khi khám tổng quan, người khám sức khỏe cần thực hiện các bước khám cận lâm sàng cần thiết. Đây là cơ sở để xác định những bất thường của cơ thể. Các danh mục khám cận lâm sàng định kỳ nên kiểm tra là:
- Xét nghiệm máu: cụ thể là kiểm tra nhóm máu ABO, Rh. Hoặc tiến hành xét nghiệm nhóm máu Rh, hoặc tỷ lệ huyết sắc tố, công thức máu…
- Thực hiện các xét nghiệm viêm gan A, B, C, E,…
- Xét nghiệm HIV.
- Xét nghiệm ma túy.
- Tìm ký sinh trùng nhờ xét nghiệm phân
- Phân tích nước tiểu.
- Kiểm tra chức năng thận, gan.
- Kiểm tra mỡ máu.
- Tiến hành làm điện tâm đồ.
- Tiến hành siêu âm tim, siêu âm bụng.
- Chụp Xquang tim phổi,…
5. Những lưu ý trước khi thực hiện khám sức khỏe theo thông tư 14
Trước khi tiến hành thăm khám sức khỏe, bạn hãy ghi nhớ cẩn thận những lưu ý sau:
- Cần nhịn ăn ít nhất là 6 – 8 tiếng trước khi tiến hành làm các loại xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu,…
- Ngừng hút thuốc và uống rượu bia 1 ngày trước khi đi khám sức khỏe.
- Khai báo chi tiết và chính xác các tình trạng cơ thể hiện tại của mình cũng như người thân cận. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ có cơ sở nhằm đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
- Chia sẻ với bác sĩ về loại thuốc mình đang uống. Những cuộc phẫu thuật hay tiểu phẫu mới thực hiện cũng cần nói cho bác sĩ biết.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục khám sức khỏe đi Mỹ gồm những gì?
Cần chú ý một số vấn đề khi tiến hành khám sức khỏe theo thông tư 14
6. Hồ sơ khám sức khỏe theo thông tư 14
Trước khi khám sức khỏe theo, bạn cần xác định mình thuộc diện đối tượng nào để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ:
6.1. Hồ sơ khám sức khỏe thông tư 14 của người từ đủ 18 tuổi trở lên
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 14
- Ảnh chân dung 04cm x 06cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
6.2. Hồ sơ khám sức khỏe thông tư 14 của người chưa đủ 18 tuổi
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này
- Ảnh chân dung 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
6.3. Đối với người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Giấy khám theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 4 trong thông tư này
- Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó
6.4. Đối với người được khám sức khỏe định kỳ
- Sổ khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14;
- Giấy giới thiệu của công ty, tổ chức nơi người thăm khám đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc trường hợp có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan nơi người đó làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe theo hợp đồng.
>>>>>Xem thêm: Bị đau lưng nên khám gì để sớm phát hiện bệnh?
Các đối tượng nêu trên cần lưu ý thăm khám theo thông tư 14
Khám sức khoẻ theo thông tư 14 là điều bạn không nên bỏ qua, vì nhờ vậy chúng ta đảm bảo sức khỏe tốt nhất để lao động, cống hiến. Do đó, các cá nhân và doanh nghiệp đều nên hiểu rõ về hoạt động này để trang bị cho mình 1 sức khoẻ tốt nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.