Những điều cần biết về Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

Bệnh cận thị mắt là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Cận thị chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác đặc biệt ở học sinh, sinh viên và người lao động trẻ.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị, có thể kể đến các nguyên nhân như:
-Đọc sách hoặc các công việc phải dùng mắt nhìn chăm chú trong thời gian dài ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng kém.
-Yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể.
– Do cơ thể mi kém phát triển (bộ phận cấu tạo mi mắt), không đủ khả năng điều tiết để làm cho con mắt thích ứng với các cự ly nhìn khác nhau. Cơ thể mi yếu phải gắng sức thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị.
-Cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng và nhiều nguyên nhân khác.

Những điều cần biết về Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

Bệnh cận thị mắt là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác.

Biểu hiện của bệnh cận thị  mắt
-Nhìn kém những vật ở xa, không phân biệt được chữ, số và phải cố gắng đến gần mới nhìn rõ.  Khi cần nhìn rõ các vật có thể thấy những người cận thị hay nheo mắt.
– Ngoài thị lực nhìn xa giảm, những người bị cận thị còn nhìn kém lúc sẩm tối.
Phân loại bệnh cận thị mắt
Bệnh cận thị có nhiều loại khác nhau, bao gồm: Cận thị sinh lý (thường gọi là cận thị học đường); cận thị bệnh lý (cận thị ác tính, cận thị tiến triển, cận thị thoái hoá).
Cận  thị  có thể được phân chia thành  3 loại  sau: Cận thị nhẹ  – 6,0D.
Lưu ý: Nếu người bệnh cận thị có kính cận thị tăng nhanh > 1,0 D/ năm thì sẽ tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, có khi tới -20,0 D. Trục nhãn cầu phát triển quá mức dễ gây biến chứng cận thị:  giãn lồi võng mạc, xuất huyết võng mạc, dịch kính, thoái hóa , teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù lòa.

Tìm hiểu thêm: Cần làm gì khi bị lẹo ở mắt? Nguyên nhân và cách điều trị

Những điều cần biết về Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

Cận thị đang ngày càng gia tăng ở trẻ em.

Những điều cần biết về Nguyên nhân gây bệnh cận thị mắt

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Đau mắt đỏ uống kháng sinh gì?

thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer  năng lượng thấp.

Điều trị bệnh cận thị
Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính  thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu người cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp thì mức độ cận thị sẽ tiến triển chậm hơn.
Ngoài kính gọng, người cận thị có thể dùng kính tiếp xúc (hay còn gọi là kính áp tròng), phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên, người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.
Vật lí trị liệu tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi,  võng mạc; tăng cường trao đổi chất; tăng  cường trương lực cơ như luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer  năng lượng thấp.

Phẫu thuật đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 đi ốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.
Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị  ổn  định có thể  phẫu thuật điều trị cận thị  bỏ kính bằng laser  excimer (LASIK).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *