Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

Phục hình răng tháo lắp được coi là một trong các kỹ thuật hiện đại để khôi phục lại khả năng nhai với chi phí hợp lý. Đây là một phương pháp phục hình răng độc đáo, được sử dụng để tạo ra một hàm răng tháo lắp có thể tháo ra và lắp vào miệng một cách dễ dàng. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, việc lựa chọn hàm răng giả tháo lắp có thể đem lại kết quả khác nhau. Vậy những điều cần biết về phục hình răng giả tháo lắp là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề phục hình răng này qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

1. Tìm hiểu phục hình răng tháo lắp là gì?

Phục hình với răng tháo lắp là một quá trình phục hình nhằm khôi phục chức năng và vẻ đẹp của nụ cười. Trong phương pháp này, các răng đã mất được thay thế bằng răng giả có thể tháo rời và lắp đặt linh hoạt. Người dùng có khả năng tự tháo và lắp những chiếc răng giả này một cách tiện lợi.

Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

Răng tháo lắp có thể tự tháo và lắp một cách tiện lợi (minh họa).

2. Phục hình răng tháo lắp áp dụng cho ai?

Các đối tượng và trường hợp phù hợp cho việc sử dụng răng giả tháo lắp bao gồm:

– Mất một số hoặc tất cả các răng trong hàm.

– Người bệnh ưu tiên tối ưu hóa thời gian và nguồn kinh phí. Đặc biệt họ không muốn phải thực hiện cấy ghép implant hoặc bọc sứ.

– Bệnh nhân có các tình trạng y tế như các vấn đề về huyết áp, tiểu đường không phù hợp cho việc cấy ghép implant. Bên cạnh đó, họ không muốn sử dụng răng giả cố định bọc sứ.

– Niêm mạc nướu và miệng của bệnh nhân phải ở trạng thái khá lành mạnh, không bị viêm nhiễm – hoặc loét.

– Bệnh nhân vừa mới nhổ răng có thể sử dụng tạm thời răng giả tháo lắp để ăn nhai.

3. Răng tháo lắp không áp dụng được cho ai?

Có một số tình trạng không thích hợp cho việc thực hiện lắp răng giả tháo lắp, bao gồm:

– Viêm nhiễm, loét hoặc tình trạng bất thường trên niêm mạc nướu và trong miệng.

– Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng tia X.

– Sự dị ứng với bất kỳ thành phần nào của răng giả.

– Bệnh nhân có vấn đề về việc đeo răng giả, như nôn mửa dễ dàng khi sử dụng.

– Các yếu tố như sống hàm lớn, thắng môi cao, và vị trí lưỡi không thuận lợi cho việc đeo răng giả tháo lắp.

– Bệnh nhân thiếu kiến thức hoặc không hiểu rõ về những khó khăn có thể phát sinh khi sử dụng.

– Bệnh nhân có các rối loạn tâm thần và không thể hợp tác trong quá trình điều trị.

4. 4 Ưu điểm của răng tháo lắp hiện nay

Răng giả tháo lắp vẫn là lựa chọn phổ biến bên cạnh cầu răng và cấy ghép implant. Đặc biệt, phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho người cao tuổi. Vì lúc này, xương hàm không đủ mạnh để hỗ trợ việc cấy ghép implant hoặc trồng răng bằng các phương pháp khác.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bọc răng sứ xong có niềng được không?

Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

Răng tháo lắp có giá tốt hơn trồng Implant và tiết kiệm chi phí (minh họa).

Hiện có hai loại răng giả tháo lắp: loại bán phần và toàn phần. Răng giả tháo lắp bán phần thường được sử dụng để cải thiện chức năng nhai và ngăn ngừa sự lệch răng. Răng giả tháo lắp toàn phần thích hợp khi mất toàn bộ hàm, còn gọi là làm răng giả nguyên hàm tháo lắp.

4.1 Răng giả tháo lắp có tính thẩm mỹ tương đối và ngăn ngừa sự lệch răng:

Răng giả tháo lắp tạo nên vẻ thẩm mỹ tương đối với các răng thẳng hàng, đều đẹp. Màu sắc của răng giả cũng tỏ ra tự nhiên. Sử dụng răng giả tháo lắp giúp phục hình răng trong những khu vực trống. Từ đó ngăn chặn hiện tượng lệch răng và giúp duy trì tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

4.2 Phục hình răng toàn hàm giá rẻ, tiết kiệm chi phí:

Phương pháp răng giả tháo lắp giúp tiết kiệm đáng kể chi phí khi phục hình một hoặc nhiều răng mất. Mức giá này thường thấp hơn nhiều so với việc thực hiện cầu răng hoặc cấy ghép implant. Điều này là một lợi thế quan trọng đối với nhiều người trong việc lựa chọn phương pháp phục hình răng.

4.3 Răng giả tháo lắp đảm bảo chức năng nhai tốt:

Mặc dù không có độ bền như implant, răng giả tháo lắp vẫn được đánh giá cao về độ bền. Sử dụng phương pháp này, lực nhai được phân bố đều trên các răng, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

4.4 Thực hiện nhanh chóng và có tính tương thích cao:

Răng giả tháo lắp cho phép tiết kiệm thời gian khi phục hình răng. Chất liệu sử dụng trong quá trình này rất lành tính với cơ thể, do đó không có nguy cơ biến chứng, ngay cả khi sử dụng lâu dài.

5. 4 Bước phục hình răng giả tháo lắp đạt chuẩn

Quá trình phục hình răng giả tháo lắp bao gồm các bước sau:

5.1 Bước 1: Đánh giá và chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng và hàm

Trước hết, bác sĩ sẽ thực hiện một đánh giá tổng quan về tình trạng răng của bạn. Đặt biệt là xác định vị trí và tình trạng của những răng đã mất.  Sau đó, để có cái nhìn chi tiết hơn, bạn sẽ được chụp phim X-quang kỹ thuật số Panorex. Thiết bị này giúp hiển thị cấu trúc xương hàm. Nó cũng cho phép bác sĩ đưa ra lựa chọn và kế hoạch phục hình cụ thể.

5.2 Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Việc làm sạch cẩn thận khoang miệng để đảm bảo quá trình lấy dấu và gắn răng giả tháo lắp diễn ra an toàn. Hơn nữa để giảm nguy cơ viêm nhiễm và lây truyền các vấn đề về răng miệng.

5.3 Bước 3: Lấy dấu mẫu hàm để tạo răng giả tháo lắp

Quyết định về việc chế tạo răng giả tháo lắp phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của quá trình lấy dấu mẫu hàm. Do đó, bước này được thực hiện một cách cẩn thận. Bạn sẽ trải qua việc đo đạc và lấy dấu mẫu hàm bằng các dụng cụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực nha khoa. Sau đó, toàn bộ thông tin sẽ được chuyển đến một phòng labo, nơi các kỹ thuật viên sẽ bắt đầu quá trình chế tạo răng giả.

5.4 Bước 4: Lắp răng giả và hướng dẫn cách chăm sóc

Cuối cùng, bạn sẽ được lắp đặt răng giả tháo lắp. Sau khi hoàn tất quá trình này, bác sĩ sẽ hướng chăm sóc và vệ sinh răng giả đúng cách để đảm bảo rằng kết quả sẽ được duy trì trong thời gian dài.

6. Thời gian thực hiện gắn răng tháo lắp có lâu không?

Thời gian thực hiện phục hình răng giả tháo lắp có thể biến đổi tùy thuộc vào tình trạng của răng bị mất:

Những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về gói khám tầm soát ung thư

Phục hình răng tháo lắp thường điều trị từ 3-14 ngày (minh họa).

– Thường thì quy trình điều trị kéo dài từ 3 đến 14 ngày, với 2 đến 4 lần hẹn khác nhau. Trong đó, có khoảng cách giữa mỗi lần hẹn là 2-4 ngày.

– Thời gian ước tính cho mỗi buổi điều trị là khoảng 30-45 phút. Thậm chí có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào độ phức tạp của trường hợp cụ thể.

– Trong trường hợp mất toàn bộ hàm, thời gian thực hiện thường kéo dài hơn. Bạn có thể cần nhiều lần hẹn hơn so với trường hợp mất một số răng hoặc răng đơn lẻ.

Hy vọng những điều cần biết về phục hình răng tháo lắp hữu ích cho bạn đọc. Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến răng tháo lắp sẽ được giải đáp chi tiết khi bạn ghé Thu Cúc nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *