Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh các yếu tố bệnh lý, lối sống và thói quen thiếu lành mạnh gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, khiến rối loạn giấc ngủ ngày càng trẻ hóa.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
1. Rối loạn giấc ngủ là gì?
Muốn hiểu về rối loạn giấc ngủ ở những người trẻ tuổi, trước hết bạn nên hiểu về chứng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bất thường về mặt thời gian và chất lượng giấc ngủ. Các dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp gồm:
1.1 Mất ngủ
Mất ngủ chiếm hơn 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ. Đó là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, thường xuyên dậy sớm hoặc hôm sau cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
2.2 Ngủ quá nhiều
Trái ngược với mất ngủ là tình trạng ngủ quá nhiều. Thời gian ngủ vượt quá thời gian ngủ trung bình tùy từng độ tuổi. Người bệnh ngủ nhiều, luôn trong trạng thái buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, không biết mình ngủ lúc nào.
2.3 Rối loạn hô hấp xảy ra khi ngủ
Rối loạn hô hấp thường gặp nhất là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đó là hiện tượng người bệnh ngừng thở vài phút trong khi ngủ. Thông thường hiện tượng này lặp lại khoảng 5 lần trong 1 giờ. Ngưng thở khi ngủ kèm theo các biểu hiện ngáy lớn, đi tiểu nhiều trong đêm, đau đầu, thường xuyên gặp ác mộng,…
2.4 Rối loạn cử động trong khi ngủ
Hiện tượng này thường xảy ra khi sắp thức giấc. Biểu hiện là sự bất thường ở chi dưới, với sự phối hợp cử động duỗi ngón và gấp mu bàn chân, hoặc gấp gối. Chu kỳ khoảng 30 giây 1 lần. Khi thức dậy, người bệnh cảm thấy mỏi 2 chi dưới.
Một số người khác luôn có cảm giác kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới…Đây là những triệu chứng thường xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng thuốc chống trầm cảm.
2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hóa mạnh mẽ. Trước đây, rối loạn về giấc ngủ thường xảy ra ở sau tuổi 40. Nhưng ngày nay, càng càng nhiều người ở độ tuổi 25-30 gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ gặp phải ở những người trẻ đa phần liên quan đến các bệnh lý hoặc tâm lý do công việc, cuộc sống.
2.1. Áp lực học tập, công việc
Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến người trẻ tuổi luôn bận rộn với công việc. Họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, quay cuồng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ.
2.2.Sử dụng máy tính, điên thoại thường xuyên
Sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại … trước khi đi ngủ ngày càng phổ biến ở người trẻ. Đây là một thói quen có hại. Bởi sóng điện thoại, máy tính có thể khiến gây nhức mắt, mỏi mắt… dẫn tới mất ngủ, khó ngủ. Sử dụng điện thoại, máy tính thường xuyên và trong thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.
2.3. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích
Cà phê, trà, thuốc lá,…là những chất kích thích mà giới trẻ có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều. Nicotin trong khói thuốc, cafein trong cà phê có khả năng mang đến cảm giác hưng phấn, tỉnh táo và ngăn cơn buồn ngủ tạm thời. Nhưng về lâu dài, đây lại chính là “kẻ thù” của bộ não, khiến giấc ngủ, sinh ra chứng rối loạn giấc ngủ.
2.4. Thói quen ăn uống không hợp lý
Việc thức khuya để học tập, làm việc, chơi game khiến cơ thể nảy sinh cảm giác đói và nhu cầu ăn đêm. Ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Nguyên nhân là do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào.
Tìm hiểu thêm: Cách giảm mất ngủ bằng các biện pháp thư giãn
2.5. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Khi trong cơ thể tồn tại các bệnh lý, giấc ngủ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự đau đớn và những khó chịu do bệnh tật gây ra có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ. Có thể kể đến các bệnh như:
– Bệnh thần kinh: tăng huyết áp, Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não….
– Bệnh xương khớp: Gout, thoát hóa cột sống,…có thể đau tăng vào ban đêm…
– Bệnh tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, đại tràng
– Bệnh tiết niệu: Tiểu bí, tiểu buốt, u tiền liệt tuyến,…
– Bệnh hô hấp: Viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn…
– Bệnh nội tiết: Tiểu đường, suy giáp, suy tuyến thượng thận, cường giáp…
Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc điều trị mỡ máu, đái tháo đường, tăng axit uric, trầm cảm…bệnh nhân có thể gặp những rối loạn trong giấc ngủ do tác dụng phụ của thuốc.
3. Rối loạn giấc ngủ ở những người trẻ tuổi nguy hiểm thế nào?
Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, lao động của người trẻ. Bởi giấc ngủ chập chờn khiến họ mệt mỏi khi thức dậy, dễ cáu gắt, bực bội, giảm trí nhớ và sự tập trung.
Không chỉ vậy, những bất thường trong giấc ngủ còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Những nguy cơ bệnh tật mà người trẻ có thể gặp khi bị rối loạn giấc ngủ kéo dài:
3.1 Tăng huyết áp
Giấc ngủ bị gián đoạn khiến cho người bệnh trở nên căng thẳng, khiến nhịp tim, huyết áp tăng. Những người mất ngủ kéo dài có thể mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính. Kèm theo đó là nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ rất cao. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não, đột tử trong đêm…rất nguy hiểm.
3.2 Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ gây trầm cảm
Các chuyên gia cho biết mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não. Chỉ cần một đêm mất ngủ có thể làm thay đổi chức năng hoạt động của não. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn tâm thần. Những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm.
3.3 Béo phì, đái tháo đường
Các nghiên cứu chỉ ra thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất. Hệ quả là làm tăng lượng đường trong máu, từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Việc “ăn đêm” cũng khiến các chất dinh dưỡng không được chuyển hóa, gây tình trạng tích tụ mỡ trong cơ thể.
3.4 Ung thư
Khi ngủ, cơ thể sản xuất ra hormone melatonin giúp chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Ở những người rối loạn giấc ngủ, hormone này giảm đi rất nhiều, khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn.
Nghiên cứu thực hiện ở Anh vào năm 2008 cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ/ngày có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở đại trực tràng theo nghiên cứu của Harvard.
Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ cũng ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc; giảm khả năng thích ứng của người bệnh trong cuộc sống.
4. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?
Để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, điều quan trọng nhất là cần phải tìm ra được nguyên nhân.
4.1 Điều trị rối loạn giấc ngủ do lối sống
Nếu nguyên nhân đến từ lối sống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt của mình như:
– Ngủ đúng giờ
– Tạo trạng thái thư giãn trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá
– Ăn uống điều độ, khoa học
4.2 Điều trị rối loạn giấc ngủ do bệnh lý
Nếu nguyên nhân đến từ bệnh lý, bệnh nhân có thể được kê các loại thuốc nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Từ đó, giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn.
Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp sử dụng các liệu pháp tâm lý có vai trò rất lớn giúp quyết tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Quan trọng nhất là người bệnh cần chủ động đi khám khi nhận ra những bất thường trong giấc ngủ của mình. Vì chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy.
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi khám nếu mất ngủ liên tục 3 ngày/tuần và kéo dài trên 1 tháng. Đa phần rối loạn giấc ngủ cần điều trị lâu dài và kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Đột quỵ huyết áp thấp có nguy hiểm không, cách phòng tránh
Như vậy, rối loạn giấc ngủ là một hiện tượng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng học tập và làm việc của những người trẻ tuổi. Để hạn chế những tác động do chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ, bạn cần duy trì lối sống tích cực và thường xuyên thăm khám để phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý.