Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản gây cản trở dòng nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang qua niệu quản. Nếu không phát hiện sớm và điều thời có thể dẫn đến suy thận mạn. Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản là phương pháp điều trị được thực hiện phổ biến hiện nay với tỷ lệ thành công rất cao.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
1. Tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản để điều trị bệnh gì?
Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản là phương pháp chính điều trị tình trạng hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Đây là một bất thường xảy ra khi có sự chít hẹp ở phần nối giữa bể thận và niệu quản, gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản. Nước tiểu không được chuyển xuống niệu quản sẽ ứ lại tại thận. Tình trạng ứ nước kéo dài có thể dẫn đến suy thận.
Hẹp khúc nối bể thận niệu quản có thể xuất hiện ở cả hai bên niệu quản. Tuy nhiên tỷ lệ hẹp bên trái cao hơn bên phải gấp 2 lần. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh cao nhất. Ở người lớn bệnh thường gặp ở độ tuổi 30 đến 40 với tỉ lệ ở nam cao gấp đôi so với nữ.
Bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
2. Nguyên nhân gây hẹp bể thận – niệu quản.
Bệnh hẹp khúc nối bể thận niệu quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Có tính di truyền: nếu gia đình mình có người thân bị bệnh thì nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc cũng cao hơn.
- Do bẩm sinh: bất thường trong hệ tiết niệu, niệu quản nối với bể thận ở đoạn khúc nối không có nhu động.
- Do khối u lành tính hoặc ác tính chèn ép, làm tắc đường dẫn niệu.
- Do viêm nhiễm trước đó tạo sẹo làm hẹp đoạn nối bể thận niệu quản.
3. Dấu hiệu nhận biết hẹp khúc nối bể thận – niệu quản
Bệnh thường tiến triển thầm lặng nên nhiều khi người bệnh chỉ phát hiện ra khi tình cờ siêu âm ổ bụng hoặc khi bệnh đã gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu của bệnh mà bệnh nhân có thể phát hiện ra như:
- Đau vùng hông lưng: Đau mỏi hông lưng lâu ngày, tái diễn. Cơn đau rõ ràng hơn khi bệnh nhân uống nhiều nước, thậm chí là cơn đau quặn thận.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, đi tiểu nhiều lần…
- Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận, lâu ngày dẫn đến suy thận.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật nên biết điều này
Tình trạng hẹp khúc nối bể thận niệu quản kéo dài sẽ dẫn đến ứ nước và giãn đài bể thận.
4. Phương pháp phẫu thuật tạo hình bể thận niệu quản.
Phẫu thuật là phương pháp chính điều trị hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Có hai phương pháp chính là nội soi niệu quản xẻ rộng chỗ hẹp và phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng. Các loại kháng sinh thường dùng là cephalosporin thế hệ 3, Gentamycin.
4.1. Nội soi niệu quản xẻ rộng chỗ hẹp
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp hợp khúc nối bể thận – niệu quản bị hẹp ở mức độ nhẹ hoặc vừa và có mạch máu chèn ép niệu quản. Laser qua ống nội soi được dùng dùng để rạch rộng đoạn niệu quản bị hẹp. Sau khi ống niệu quản được nong rộng sẽ đặt đặt một ống thông JJ vào niệu quản. Có hai phương pháp để đặt ống nội soi là nội soi thận qua da hoặc nội soi niệu quản ngược dòng.
4.2. Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản (Kỹ thuật tạo hình bể thận theo Anderson – Hynes)
Phương pháp này có hiệu quả cao, tỷ lệ thành công đạt trên 95%.
- Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng 90 độ và có độn vùng thận.
- Rạch da theo đường ngang sau lưng, dưới xương sườn 12.
- Bộc lộ khúc nối bể thận -niệu quản: tách lớp cơ vào phúc mạc sau và tìm khúc nối bể thận – niệu quản. Nếu thận ứ nước quá to thì mở bể thận để thoát nước sẽ dễ tìm thấy khúc nối bể thận- niệu quản.
- Tạo hình bể thận: cắt rời niệu quản khỏi bể thận rồi cắt khúc nối bị hẹp. Sử dụng một ống thông nhỏ luôn vào lòng niệu quản và bơm nước để kiểm tra sự lưu thông của niệu quản. Cắt dọc niệu quản 1 đoạn dài từ 1-2 cm. Cắt bỏ bớt phần bể thận bị giãn để làm hẹp bể thận. Khâu lại bể thận theo chiều từ trên xuống dưới, để lại 1-2 cm phần thấp nhất. Tiếp đến là khâu nối niệu quản và bể thận bằng chỉ tiêu chậm.
- Dẫn lưu: Tùy tình trạng bệnh mà đặt ống thông JJ hay đặt nòng niệu quản.
- Kiểm tra cầm máu, đặt dẫn lưu hố thận bằng penrose và khâu lại vết mổ.
>>>>>Xem thêm: Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản có tỷ lệ thành công tới 95%
4.3. Điều trị sau phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận niệu quản
- Sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ bằng Cephalosporin thế hệ 3 và giảm đau sau mổ.
- Thay băng vết mổ hàng ngày, thấm dịch
- Rút penrose dẫn lưu hố thận khi không hoạt động.
- Trường hợp đặt nòng niệu quản: Rút nòng niệu quản sau mổ 5-7 ngày và kẹp ống Foley dẫn lưu thận.
- Rút ống foley dẫn lưu thận: Rút ống thông sau 2-3 ngày nếu bệnh nhân ổn định (không có các triệu chứng băng ướt, chướng bụng, đau bụng, sốt, tiểu đục). Trường hợp bệnh nhân chưa ổn định thì tiếp tục dẫn lưu, điều trị nhiễm trùng và theo dõi đến khi bệnh nhân ổn định.
- Trường hợp đặt ống thông JJ: rút sau 3 tháng bằng nội soi. Sau 7 – 10 ngày bệnh nhân có thể ra viện nếu sức khỏe không có bất thường.
5 .Tai biến sau mổ
Sau phẫu thuật tạo hình bể thận niệu quản, người bệnh có thể gặp một số tai biến sau:
- Rò nước tiểu sau mổ: nên đặt ống thông niệu quản bằng ống thông JJ. Kiểm tra xem ống thông đã nằm đúng vị trí chưa.
- Nhiễm khuẩn niệu: điều trị bằng kháng sinh phối hợp theo kháng sinh đồ.
- Chảy máu: băng, nếu chảy máu nhiều và kéo dài thì tiến hành phẫu thuật để cầm máu.
Để giảm thiểu các biến chứng này, người bệnh nên lựa chọn điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc hậu phẫu chuyên nghiệp.
6. Lưu ý sau phẫu thuật tạo hình bể thận
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc sau mổ với những lưu ý sau:
- Cần tiếp tục theo dõi chức năng thận sau mổ
- Chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh mạch (UIV) 1 tháng và 1 năm sau mổ để kiểm tra khả năng lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản.
Phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Đây là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng ứ nước và đưa chức năng thận trở về bình thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.