Thoát vị đĩa đệm cổ là một dạng của thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gây tình trạng đau nhức vùng cổ vai gáy, yếu cơ, tê bì tay chân, hạn chế vận động,… làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm vùng cổ ở người trưởng thành là khoảng 0,5% – 2%, thường gặp ở độ tuổi 30 – 50.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ
1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ, lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Nếu các đốt sống chèn ép lên tủy sống hay rễ thần kinh xung quanh thì sẽ gây đau đớn cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trường hợp của thoát vị đĩa đệm. Đặc trưng của tình trạng này là việc phần mô xơ xung quanh đĩa đệm tại vùng cột sống cổ bị rách khiến phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép các rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy sống. Điều này có thể gây cảm giác đau nhức, gây khó khăn khi cử động vùng cổ.
Sở dĩ cột sống cổ dễ tổn thương và thoát vị là do khu vực này thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực lớn. C5, C6 là các đốt sống cổ dễ bị thoát vị nhất.
Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở người trưởng thành là khoảng 0,5% – 2% và thường gặp ở độ tuổi 30 – 50. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy nam giới có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm ở vị trí này cao hơn phụ nữ.
Đĩa đệm một khi đã bị thoát vị sẽ không thể trở về trạng thái như ban đầu, kể cả khi can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh có thể phục hồi tốt đến 80 – 90%.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có các đốt sống cổ.
2. Triệu chứng thường gặp của người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm:
– Đau nhức vùng cổ vai gáy: Đau thường xảy ra ở vị trí đốt sống cổ bị thoát vị, nhưng cũng có thể lan sang vùng bả vai, cánh tay, thậm chí có những trường hợp lên cả đầu và vùng hốc mắt. Cơn đau thường khởi phát đột ngột và tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
– Tê bì, yếu cơ tay chân: Khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống có thể gây tê bì tay chân. Tùy vào dạng chèn ép, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng: tê bì, râm ran tại vùng cánh tay, bàn tay và ngón tay hoặc ở cả tứ chi; yếu, giảm sức mạnh bó cơ ở chân và tay.
– Hạn chế vận động: Người bệnh không thể thực hiện các hoạt động cúi, ngửa, xoay cổ một cách linh hoạt.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xảy ra như táo bón, khó tiểu, khó thở, đau nhức lồng ngực,…
Tùy từng cấp độ bệnh mà các biểu hiện có thể khác nhau. Cụ thể:
– Cấp độ 1: Vùng cổ bị cứng, đau nhức, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay chuyển. Cơn đau lan xuống gáy và hai bên bả vai, mức độ đau tăng theo từng ngày.
– Cấp độ 2: Đau lan sang sau đầu và tai. Đau và vướng dù chỉ vận động nhẹ.
– Cấp độ 3: Đau, tê bì ở hai cánh tay, yếu, mất sức mạnh ở các chi. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, choáng váng đặc biệt khi thay đổi tư thế.
3. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Các nguyên nhân thường gặp nhất gây thoát vị cột sống cổ phải kể đến là:
– Tuổi tác: Độ linh hoạt của đĩa đệm thường kém dần theo thời gian do xương bị thoái hóa hoặc tình trạng giảm nước ở đĩa đệm. Do vậy đĩa đệm của người già dễ bị tổn thương hơn.
– Di truyền: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh này thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
– Bẩm sinh: Những người sinh ra đã có cấu trúc cột sống và đĩa đệm yếu sẽ có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao hơn.
– Ảnh hưởng bởi công việc: Những công việc đòi hỏi vận động vùng cổ nhiều với cường độ cao sẽ khiến đĩa đệm tổn thương, dần mất đi độ linh hoạt, dẻo dai.
– Tư thế sai: Ngồi làm việc quá lâu, ít vận động, ngồi sai tư thế hoặc tư thế làm việc gò bó, rung xóc nhiều có thể gây áp lực lớn cho cột sống cổ.
– Chấn thương: Các chấn thương hoặc tai nạn lao động có thể tác động ngoại lực lớn, khiến đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí đúng ban đầu.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh viêm khớp vai Thực hiện chữa bệnh theo
Nhân nhầy đĩa đệm ở đốt sống cổ bị lệch khỏi vị trí ban đầu có thể gây đau nhức vùng cổ, vai, gáy.
4. Các biến chứng
Nếu không phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn vàng, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như:
– Đau diện rộng
– Liệt, tàn phế suốt đời
– Hẹp ống sống
– Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn máu não
– Chèn ép các rối thần kinh ở cánh tay
– Hội chứng chèn ép tuỷ
– Rối loạn thần kinh thực vật
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả
5.1 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, bao gồm các bước hỏi bệnh sử, đánh giá mức độ các triệu chứng, tình trạng đau, phản xạ của cơ, sức mạnh cơ. Dựa trên kết quả khám lâm sàng kỹ lưỡng, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng để quan sát cấu trúc cột sống cổ, khả năng hoạt động của cổ.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp cho phép quan sát chi tiết hình ảnh đĩa đệm, phát hiện những tổn thương tại ống tủy nếu có.
– Chụp X-quang: Quan sát tình trạng của các đốt sống cổ, xác định xem thoát vị có gây nên biến dạng hay hẹp các khoang xương hay không.
– Chụp CT: Giúp quan sát hình ảnh chi tiết cấu trúc xương đốt sống, một phần mô mềm, tủy sống… Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc cản quang hoặc không.
– Điện cơ đồ EMG: Sử dụng điện cực để đo tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, xác định dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu có.
>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với bệnh vôi đốt sống cổ
Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán thoát vị vùng cổ.
5.2 Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Điều trị nội khoa
Biện pháp hiệu quả nhất đề điều trị thoát vị đĩa đệm vùng cổ là điều trị nội khoa, giảm triệu chứng bằng cách kết hợp sử dụng thuốc và các bài tập vật lý trị liệu.
Các loại thuốc dùng cho các bệnh nhân này thường là thuốc chống viêm không steroid NSAID (aspirin, Ibuprofen,…) hoặc COX-2. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đơn được kê bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Ngoài ra, có thể thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu như massage, chườm nóng/lạnh, kéo giãn cột sống, trị liệu bằng điện,… để xoa dịu cơn đau tức thời.
Phẫu thuật
Nếu thoát vị đĩa đệm làm tổn thương dây thần kinh đến bàng quang, ruột hoặc điều trị nôi khoa không hiệu quả, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật. Mục đích của việc này là để giảm áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh. Tuy nhiên phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khacsk không đem lại hiệu quả.
Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về thoát vị đĩa đệm cổ. Nếu có triệu chứng đau nhức vùng cổ, hạn chế vận động, hãy chủ động thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.