Tiêm thuốc uốn ván bị sưng và ngứa là tình trạng nhiều người gặp phải và gây tâm lý e ngại khi đi tiêm phòng. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng này và các phản ứng phụ khác có thể gặp khi tiêm chủng vắc xin uốn ván.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tiêm thuốc uốn ván bị sưng và ngứa
1. Chích ngừa bệnh uốn ván có lợi ích gì?
Việc tiêm phòng uốn ván mang lại nhiều lợi ích quan trọng và cần thiết cho cá nhân và cộng đồng mà bạn không nên bỏ qua:
– Ngăn ngừa bệnh uốn ván: Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ con người khỏi bệnh uốn ván, 1 căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trực khuẩn uốn ván có thể xuất hiện ở bất cứ môi trường làm việc, sinh sống bao gồm: công trường, đồ vật bị gỉ sét, nông trường, trang trại nuôi gia cầm, gia súc,..
Vắc xin uốn ván mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho con người
– Bảo vệ sức khỏe cá nhân: Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân bằng cách tạo ra miễn dịch tổn thương đối với trực khuẩn Clostridium tetani. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của độc tố uốn ván trong cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng liên quan.
– Bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ uốn ván rốn: Với người mẹ trong quá trình mang thai tiêm đầy đủ vắc xin sẽ giúp trẻ nhỏ giảm thiểu tối đa nguy cơ uốn ván rốn. Trường hợp trẻ bị uốn ván rốn dẫn đến tử vong chiếm tỷ lệ cao, vì thế vắc xin uốn ván rất quan trọng trong thai kì mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không nên bỏ qua.
2. Những ai cần chích ngừa uốn ván?
Bệnh uốn ván gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của con người và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Do trực khuẩn uốn ván có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong môi trường sống của chúng ta, thông qua vết thưởng hở chúng sẽ xâm nhập và phát tác độc tố nhanh chóng nên bất cứ ai cũng cần được tiêm phòng đầy đủ.
Trong đó, phụ nữ mang thai là nhóm người cần đặc biệt chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván. Trong quá trình sinh đẻ, họ dễ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin uốn ván là điều cần thiết đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt là người đang mang thai.
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí tại nhà với các phản ứng sau tiêm vacxin ở trẻ
Mẹ bầu là đối tượng cần ưu tiên tiêm chủng vắc xin uốn ván
Ngoài ra, đối tượng cần tiêm uốn ván càng sớm càng tốt đó chính là trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị cắt rốn bằng dụng cụ y tế không được khử khuẩn tốt, vi khuẩn uốn ván có cơ hội dễ dàng xâm nhập cơ thể. Trẻ sơ sinh bị uốn ván rốn sẽ có những biểu hiện bỏ bú, cứng hàm,.. và gần như không thể qua khỏi.
Người làm nông, vệ sinh môi trường, chăm sóc gia súc, gia cầm cũng cần chú ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì họ thường tiếp xúc với đất cát và phân động vật, đây là môi trường chứa nhiều vi khuẩn. Nếu bị thương, vi khuẩn trong đất sẽ nhanh chóng tấn công cơ thể. Người lao động trong lĩnh vực xây dựng cũng nên tiêm vắc xin uốn ván, bởi điều kiện lao động có nguy cơ bị chấn thương ngoài da và nhiễm bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván là cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, mọi người nên theo dõi lịch tiêm phòng và tuân thủ đúng lịch để vắc xin có hiệu quả tốt nhất.
3. Tác dụng phụ sau tiêm chủng
3.1. Tiêm thuốc uốn ván bị sưng và ngứa
Tiêm thuốc uốn ván bị sưng và ngứa là điều thường gặp, bạn không nên quá lo lắng. Hiện tượng này cho thấy vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể bắt đầu có phản ứng với hệ miễn dịch, tạo ra các kháng nguyên chống lại bệnh uốn ván.
Tuy là phản ứng thông thường nhưng với nhiều người, đặc biệt đối tượng tiêm chủng là mẹ bầu và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, tiêm thuốc uốn ván bị sưng ngứa vẫn luôn là điều băn khoăn, “ngăn cản” họ quyết định đi tiêm đúng lịch hẹn.
Cần lưu ý rằng, việc tiêm chủng và có phản ứng phụ là điều tất yếu. Nếu những phản ứng này tự biến mất trong 1 vài ngày sau tiêm, điều này không đáng lo ngại. Nhưng nếu những triệu chứng đó xuất hiện và kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên cẩn trọng, đi khám để được bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ y tế nếu cần thiết.
3.2. Các tác dụng phụ khác
Bên cạnh phản ứng bị sưng và ngứa, bạn cũng có thể gặp phải 1 số tác dụng phụ khác như: sốt, sưng hạch bạch huyết gần vùng tiêm.
Ngoài ra, bạn còn có thể xuất hiện các phản ứng toàn thân khác như dị ứng, đau đầu, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ và đau khớp. Những phản ứng này cũng thường không nghiêm trọng và tự giảm đi sau một thời gian.
Rất hiếm khi, có thể người tiêm sẽ xảy ra các phản ứng phụ đặc biệt như rối loạn chức năng thần kinh ở cánh tay hoặc bả vai. Tuy nhiên, những phản ứng này rất hiếm và không liên quan đến thần kinh trung ương.
4. Tiêm uốn ván ở đâu?
Vắc xin uốn ván là vắc xin quan trọng và cần được tiêm chủng rộng rãi cho mọi đối tượng. Tiêm vắc xin uốn ván có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế, tiêm chủng của phường, xã nơi bạn đang cư trú và sinh sống. Tuy nhiên, có thế bạn sẽ cần chờ đợi 1 thời gian dài nếu chưa có thuốc đáp ứng nhu cầu tiêm chủng. Điều này gây ra việc bạn bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Bạn có thể tìm đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để thực hiện tiêm theo đúng lịch trình. Trong đó, trên địa bàn Hà Nội, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ
Tại đây có đội ngũ chuyên gia tiêm chủng để tư vấn cho khách hàng các mũi vắc xin cần thực hiện trong độ tuổi và nguy cơ sức khỏe hiện tại. Từ đó bạn sẽ an tâm hơn khi nắm rõ được lịch trình tiêm chủng cũng như các loại vắc xin cần thiết để bảo vệ sức đề kháng của bản thân.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ khi tiêm chủng, Thu Cúc TCI đã bố trí sẵn khu vực vui chơi để trẻ giải trí, giảm căng thẳng trước – sau tiêm. Điều này giúp giảm bớt các tác dụng phụ có thể xảy ra và trẻ không còn sợ hãi khi phải tới phòng tiêm.
Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ thông tin kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.