Trong thời gian kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone, làm bong lớp niêm mạc tử cung, tạo ra kinh nguyệt. Đồng thời trong thời gian này chị em cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn bình thường. Chính vì vậy khi lịch tiêm chủng trùng với thời gian đang có kinh nguyệt, không ít chị em băn khoăn rằng “đang có kinh có tiêm vacxin được không”. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này để có quyết định chủng ngừa đúng đắn bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tiêm vaccine khi đang có kinh nguyệt
1. Vaccine và cơ chế hoạt động của vaccine
Vaccine là sản phẩm y tế chứa kháng nguyên, có thể là vi rút hoặc vi khuẩn, đã được giảm độc lực, bị bất hoạt, hoặc giết chết. Chúng được thiết kế để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch có tính chủ động và đặc hiệu để phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.
Vaccine là sản phẩm y tế được thiết kế để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch phòng ngừa các tác nhân gây bệnh
Cơ chế hoạt động của vaccine dựa trên việc “bắt chước” quá trình nhiễm trùng tự nhiên. Mặc dù vaccine chứa tác nhân gây bệnh, nhưng chúng đã được làm yếu đi hoặc bất hoạt nên không gây ra bệnh tình. Khi vaccine được tiêm vào cơ thể, cơ thể nhận diện nó như một “vật lạ” và kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, tương tự như quá trình tự nhiên khi bị nhiễm trùng. Quá trình này thường mất vài tuần và có thể gây ra một số triệu chứng nhẹ như sốt, sưng, ssau đỏ tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, đây là biểu hiện bình thường và được coi là dấu hiệu của phản ứng miễn dịch của cơ thể và không gây hại cho sức khỏe.
Khi quá trình “bắt chước” nhiễm trùng kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng phản ứng nhanh chóng khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực sự trong những lần nhiễm trùng tiếp theo. Điều này giúp cơ thể chủ động sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp.
2. Đang có kinh có tiêm vacxin được không?
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần chủ động tiêm đầy đủ các loại vaccine được khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của mình. Các loại vaccine được khuyến cáo cho phụ nữ bao gồm: vaccine phòng thủy đậu, vaccine phòng sởi – quai bị – rubella, vaccine phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván, vaccine phòng cúm, vaccine phòng phế cầu, vaccine HPV, vaccine phòng viêm gan A, vaccine phòng viêm gan B,…. Mỗi loại vaccine có lịch tiêm và liều lượng khác nhau, đều đặn cần tuân thủ lịch tiêm chủng và liều lượng theo hướng giúp vaccine đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Khi đang trong thời gian kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ có sự tổn thương và nhiều mệt mỏi, vì thế nhiều chị em lo lắng và băn khoăn không biết đang có kinh có tiêm vaccine được hay không?
Tìm hiểu thêm: Nên tiêm phòng HPV khi nào và các loại vắc xin phòng HPV
Đang có kinh có tiêm vacxin được không là băn khoăn của nhiều chị em
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nằm trong nhóm các trường hợp chống chỉ định hoặc cần hoãn tiêm chủng vaccine. Chính vì vậy, chị em vẫn có thể tiêm vaccine bình thường khi đang có kinh nguyệt.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh những tình trạng không mong muốn, chị em nên lưu ý đến một số điều như sau:
– Trước khi tiêm chủng chị em cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa.
– Thực hiện khám sàng lọc với bác sỹ trước khi tiêm. Trong trường hợp phát hiện các vấn đề sức khỏe cấp tính hoặc không đảm bảo sức khỏe, như đau bụng, uể oải, hay khó chịu, bác sĩ có thể tư vấn lùi lịch tiêm vaccine để đảm bảo an toàn.
– Sau khi tiêm vaccine nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Nếu nhận thấy có bất kỳ biểu hiện nào bất thường và kéo dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
3. Tiêm vaccine có làm ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt không?
Hiện tại, không có bằng chứng khoa học rõ ràng chứng minh việc tiêm vaccine có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể trải qua một số thay đổi nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine. Nguyên nhân là do:
– Một số phụ nữ có thể có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi sau khi tiêm vaccine. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng tạm thời đến cơ địa và tâm trạng, có thể làm thay đổi một số khía cạnh của chu kỳ kinh nguyệt.
– Việc lo lắng trước hoặc sau khi tiêm vaccine cũng có thể tạo ra một số biến động nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt bởi stress và lo lắng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh ở nữ giới.
Đa số phụ nữ không gặp vấn đề lớn về chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào về tình trạng sức khỏe cá nhân và kinh nguyệt, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được hỗ trợ giải đáp.
4. Tiêm vaccine ở đâu uy tín?
Quyết định tiêm chủng là một quyết định quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Để đảm bảo bạn nhận được dịch vụ tiêm chủng tốt, uy tín và an toàn, bạn có thể tham khảo đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI – địa chỉ tiêm chủng uy tín được nhiều người tin tưởng.
>>>>>Xem thêm: Dành cho ai thắc mắc vacxin viêm gan b bao nhiêu tiền
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI – nơi được nhiều người tin tưởng
Ưu điểm khi tiêm vắc xin phòng bệnh tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI:
– Khách hàng đến tiêm chủng tại TCI 100% sẽ được khám sàng lọc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Bước khám sàng lọc được thực hiện kỹ càng, khai thác tiền sử bệnh đầy đủ để xác định liệu người tiêm chủng có thuộc đối tượng hoãn tiêm chủng hay chống chỉ định tiêm chủng không, đảm bảo an toàn tiêm chủng.
– Bác sĩ tiêm chủng tại TCI cũng sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về vaccine phòng bệnh, phác đồ tiêm, và hướng dẫn cách theo dõi/chăm sóc sau tiêm chủng. Mọi thông tin được đưa ra dựa trên khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới giúp đảm bảo an toàn cho người tiêm.
– Quá trình tiêm chủng được diễn ra tại phòng riêng biệt, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh, nhân viên thực hiện tiêm chủng nhẹ nhàng, ân cần, mang lại cảm giác thoải mái cho người tiêm chủng.
– Bạn sẽ được hỗ trợ mọi thắc mắc về vaccine, tiêm chủng một cách chuyên nghiệp và chu đáo, kể cả sau khi tiêm vắc xin.
Để đảm bảo tiêm chủng an toàn và tận hưởng dịch vụ tốt, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.