Viêm xoang là bệnh mạn tính hay còn gọi là cơ địa dị ứng nhiễm trùng, đây là bệnh phải điều trị lâu dài. Vậy triệu chứng viêm xoang là gì? và làm sao để phòng tránh bệnh viêm xoang hiệu quả?
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về triệu chứng viêm xoang
Triệu chứng viêm xoang
Viêm xoang là bệnh không tự nhiên đến mà thường bị sau một thời gian bị cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng nặng và kéo dài hơn bình thường. Triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải là:
– Đau tức vùng trán, gò má hoặc giữa hai mắt
– Nghẹt mũi, giảm khứu giác
– Chảy mũi vàng xanh, đặc, chảy dịch từ mũi xuống họng
– Ho, hơi thở hôi
– Đau răng hàm trên
– Ngoài ra, khi bị viêm xoang cấp còn có thể kèm theo sốt
Triệu chứng viêm xoang thường gặp là nghẹt mũi, đau tức vùng trán, gò má hoặc giữa 2 mắt (ảnh minh họa)
Nguyên nhân của bệnh viêm xoang
Viêm xoang là bệnh rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi và cũng rất khó chữa khỏi nếu người bệnh không kiên trì điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, sau đây là một số nguyên nhân gây viêm xoang:
Do bệnh lý
– Bị cảm cúm hoặc cảm lạnh trong thời gian dài do vi khuẩn hay nhiễm siêu vi tấn công gây phù nề và bít tắc các đường dẫn lưu tự nhiên của xoang.
– Các bệnh lý mạn tính khác như xơ nang làm các chất nhầy trong mũi xoang keo đặc và khó dẫn lưu ra ngoài hơn, hoặc hệ miễn dịch suy yếu do bệnh đái tháo đường hoặc nhiễm HIV làm cơ thể giảm khả năng tiêu diệt các mầm bệnh cũng như vi khuẩn.
– Polyp: những khối u mềm và lành tính phát triển trong mũi hoặc xoang, thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng mạn tính, từ đó gây nhức đầu, tắc nghẽn và cản trở lưu thông chất nhầy trong xoang, viêm xoang.
– Dị ứng: tình trạng viêm nề do dị ứng mũi gây tắc nghẽn và hạn chế dẫn lưu mũi xoang.
Do yếu tố bên ngoài
Môi trường ô nhiễm: Các tác nhân ô nhiễm và gây dị ứng trong không khí như bụi, khói, khói thuốc, các mùi hôi, mùi nước hoa mạnh có thể gây ho, ngứa mũi và do đó có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xoang.
Hoạt động bơi, lặn: Những chất sát trùng trong nước hồ bơi có thể gây kích thích niêm mạc mũi xoang hoặc áp lực nước sẽ có thể đẩy nước vào trong xoang mũi gây kích thích và viêm niêm mạc.
Lạm dụng các thuốc xịt chống nghẹt mũi
Lạm dụng các thuốc này trong thời gian quá lâu dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc, giảm tác dụng và phản ứng ngược gây nghẹt nhiều hơn, từ đó gây tăng nguy cơ viêm xoang.
Tìm hiểu thêm: Xử trí khi bị khàn giọng điều các chị em nên phòng tránh
Lạm dụng các thuốc xịt chống nghẹt mũi trong thời gian quá lâu dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc, giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ viêm xoang (ảnh minh họa)
Do thiếu nước hoặc không khí quá khô
Nếu cơ thể thiếu nước kéo dài hoặc không khí quá khô sẽ làm niêm mạc mũi xoang thiếu nước và dày lên, điều này gây hại cho hoạt động bình thường của niêm mạc xoang.
Một số nguyên nhân khác
– Do đi máy bay nhiều: Những người thường xuyên di chuyển bằng máy bay cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang do sự thay đổi áp suất không khí khi máy bay cất cánh và hạ cánh có thể gây tắc nghẽn lưu thông không khí trong xoang và trong tai.
– Những bất thường về cơ thể học như vẹo vách ngăn mũi hoặc phì đại cuốn mũi cũng có thể dẫn đến viêm xoang.
Cách xử trí khi có triệu chứng viêm xoang
Khi có những triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh cần điều trị dứt điểm, tránh để bệnh kéo dài và thuyên chuyển sang giai đoạn nặng hơn như viêm xoang. Khi nghi ngờ có những triệu chứng của viêm xoang thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở thành mạn tính.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy cần loại bỏ răng khôn
Đi khám khi có những dấu hiệu viêm xoang để có biện pháp điều trị phù hợp
Ngoài ra để phòng tránh viêm xoang cần lưu ý một số điều sau:
– Uống đủ nước hàng ngày và xịt mũi vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
– Có chế độ ăn uống khoa học: cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin A để giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Bổ sung vitamin C có trong cam, quýt, bưởi, chanh… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Khi thời tiết lạnh và ẩm thì khi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang, xoa nóng mũi trước khi đi ra lạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ luyện tập phù hợp, tạo điều kiện môi trường sống tốt, trong lành để giúp bệnh không tái phát và kéo dài.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.