Những điều cần biết về ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa

Ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng thường gặp và nghiên cứu cho thấy huyết khối tĩnh mạch cửa này có liên quan tới sự phát triển và tăng sinh của khối u di căn ở gan và tăng nguy cơ tái phát sớm sau khi điều trị.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa

1. Huyết khối tĩnh mạch cửa ung thư gan và những điều cần biết

1.1 Khái quát chung về huyết khối tĩnh mạch cửa ung thư gan

Tĩnh mạch cửa hay chính là tĩnh mạch lấy máu từ các cơ quan gồm: dạ dày, lá lách, ruột già, ruột non, tụy… dẫn tới gan nên được gọi là tĩnh mạch cửa ở gan. Gan được xem là một trong số các cơ quan có hệ thống tĩnh mạch cửa nhiều hơn so với các cơ quan khác.

Huyết khối tĩnh mạch cửa là khi có huyết khối chặn dẫn tới tắc một chiều hoặc nhiều nhánh của tĩnh mạch cửa dẫn tới bít tắc đường máu dẫn vào gan, ảnh hưởng tới chức năng gan. Huyết khối tĩnh mạch cửa chia thành dạng cấp tính và mạn tính tùy thuộc vào tình trạng bệnh với:

– Giai đoạn cấp tính: biểu hiện không rõ ràng, có thể xuất hiện đau bụng, buồn nôn, sút cân, tiêu chảy, đầy hơi…

Những điều cần biết về ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa

Người bệnh có thể bị đầy hơi trong giai đoạn cấp tính của huyết khối tĩnh mạch cửa

– Giai đoạn mạn tính: có thể dẫn tới giãn tĩnh mạch ở thực quản hay tăng áp lực tĩnh mạch dẫn tới lách to, tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng…

Đối với ung thư gan, huyết khối tĩnh mạch cửa thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh với tiên lượng kém cùng các dạng như sau:

– Huyết khối tĩnh mạch cửa bên phải hoặc bên trái

– Huyết khối tĩnh mạch cửa nhỏ hơn

– Thân chính tĩnh mạch cửa

– Huyết khối tĩnh mạch nhanh phân thùy.

1.2 Nguyên nhân hình thành huyết khối tĩnh mạch cửa ung thư gan

Trong ung thư gan, huyết khối tĩnh mạch cửa thường gặp ở ung thư biểu mô tế bào gan. Bởi gan có nhiều mạch máu nên tĩnh mạch cửa gan dễ bị di căn và xâm lấn, đây cũng là yếu tố khiến dễ mắc ung thư gan.

Bệnh nhân bị xơ gan, rối loạn đông máu, viêm tụy… thường có nguy cơ tắc tĩnh mạch cửa gan và nếu thường xuyên rượu bia, hút thuốc cũng khiến nguy cơ tăng cao.

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh với những thói quen nguy hại như: uống đồ có cồn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, thức khuya thường xuyên… cũng có thể làm tăng khả năng huyết khối ở gan.

2. Điều trị và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch của ung thư gan

2.1 Các phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa ung thư gan

Lấy huyết khối tĩnh mạch cửa

Nếu không được xử lý sớm, huyết khối tĩnh mạch cửa ở gan có thể làm tắc lòng mạch, càng kéo dài lâu càng làm tăng nguy cơ xơ hóa tĩnh mạch cửa. Để loại bỏ huyết khối này cần phẫu thuật mở tĩnh mạch cửa lấy huyết khối(áp dụng với huyết khối cấp tính và chưa di căn) với chuyên gia tiêu hóa hoặc mạch máu.

Phương pháp chỉ định cho các trường hợp cấp tính: huyết khối ở thân chính hay nhánh chia đầu ngoài gan bên phải hoặc bên trái. Bên cạnh đó, những trường hợp không thể phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch cửa bao gồm:

– Huyết khối tĩnh mạch cửa dạng mạn tính

– Đã có tình trạng lây lan đến những nhánh của tĩnh mạch mạc treo ở tràng trên, các nhanh ở gan, tĩnh mạch lách…

– Ung thư gan trong giai đoạn di căn phúc mạc hoặc di căn xa

Tìm hiểu thêm: Ung thư buồng trứng giai đoạn III

Những điều cần biết về ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa

Lấy huyết khối tĩnh mạch cửa không thể áp dụng trong giai đoạn bệnh ung thư đã di căn xa

– Có các bệnh lý nội khoa như tim mạch, rối loạn đông máu, hô hấp…

Một số trường hợp tuy có chống chỉ định với lấy huyết khối ở tĩnh mạch cửa nhưng bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh và sức khỏe thể trạng để cân nhắc.

Cắt đoạn tĩnh mạch cửa và thay bằng mạch nhân tạo

Bác sĩ sẽ xử lý 2 đầu trên dưới của tĩnh mạch cửa và sau đó cắt đi phần có khối u xâm lấn. Tiếp theo tiến hành nối với nhau bằng mạch nhân tạo. Phương pháp này sẽ được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân nhất định và cần đáp ứng đủ điều kiện cắt tĩnh mạch và thay thế mạch nhân tạo.

Trường hợp này áp dụng với u tụy, u đường mật xâm lấn tĩnh mạch cửa và không áp dụng với:

– Khối u di căn xa, di căn tới phúc mạc

– Có các bệnh lý nặng về tim mạch, hô hấp, rối loạn máu khó đông…

Tắc mạch xạ trị

Hay chính là phương pháp xạ trị là phương pháp được áp dụng với nhiều trường hợp ung thư gan có tình trạng huyết khối. Nếu không kịp thời điều trị có thể ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân.

Tắc mạch xạ trị là phương pháp điều trị hiện đại, thực hiện bằng cách đưa đồng vị phóng xạ đến khối u qua động mạch từ đó tập trung liều chiếu xạ tại chỗ và tránh tổn thương đến tế bào gan lành.

Tuy nhiên, phương pháp này là kỹ thuật hiện đại và đòi sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và bác sĩ chuyên ngành khác nhau với thiết bị y tế hiện đại nên mức chi phí điều trị thường cao.

2.2 Cách để phòng tránh sớm huyết khối tĩnh mạch cửa ung thư gan

Để phòng ngừa sớm huyết khối trong tĩnh mạch hình thành và chèn ép tế bào, mạch máu trong ung thư gan; mỗi người bệnh cần lưu ý:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, tránh đồ dầu mỡ, chiên xào ảnh hưởng tới chức năng gan và không dùng chất kích thích

– Xây dựng thói quen tập thể dục, thể thao để tăng độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể

Những điều cần biết về ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa

>>>>>Xem thêm: Lý giải nguyên nhân thiếu niên 16 tuổi mắc ung thư phổi

Người bệnh nên rèn luyện thể dục thể thao để phòng ngừa ung thư gan huyết khối ở tĩnh mạch cửa

– Giữ sức khỏe tinh thần thoải mái và tránh stress kéo dài, hạn chế thức khuya để gan có thể tái tạo tế bào mới

– Bệnh nhân có tình trạng: rối loạn máu khó đông, u tụy, thuyên tắc tĩnh mạch, viêm tụy… cần theo dõi, thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.

Tóm lại, tình trạng ung thư gan huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng thường gặp và có thể liên quan tới việc di căn và tăng nguy cơ ung thư gan tái phát sớm sau khi thực hiện điều trị. Đây là tình trạng rất nguy hiểm nên khi thấy những dấu hiệu bất thường, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được can thiệp điều trị sớm, tránh những ảnh hưởng hay nguy hại về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Ngư
ời bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *