HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh đường sinh dục và nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh ung thư quái ác. Trên thế giới hiện có khoảng 530.000 người nhiễm HPV mới mỗi năm, để lại những hệ lụy cho người bệnh cũng như nguy hiểm tới tính mạng. Xem ngay những điều cần biết về vắc xin HPV và tiêm phòng sớm nhất có thể!
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về vắc xin HPV trước khi tiêm phòng
1. Tìm hiểu về vắc xin HPV
Vắc xin HPV là vắc xin phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human Papilloma. Loại virus này gây ra như u nhú ở người, mụn cóc bộ phận sinh dục và một số căn bệnh ung thư phổ biến như ung thư hầu họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ,…
Vắc xin HPV là vắc xin phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tiêm phòng vắc xin HPV đang là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống lại sự xâm nhập một số chủng HPV nguy hiểm gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu những điều cần biết về vắc xin HPV trước khi tiêm phòng.
2. Tại sao tiêm phòng HPV lại quan trọng?
HPV đang là một trong những loại virus lây nhiễm phổ biến nhất ở người, với khoảng 530.000 người nhiễm mới mỗi năm trên thế giới. Trong đó, ở các nước đang phát triển chiếm 85% trong số đó và hơn 270.000 người tử vong vì các bệnh ung thư do HPV gây ra.
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đang là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao thứ 4 ở phụ nữ mọi lứa tuổi và là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi 14-44 tuổi.
Virus HPV dễ lây nhiễm qua các con đường:
– Qua đường tình dục: virus HPV dễ lây truyền thông qua quan hệ tình dục trực tiếp với âm đạo, dương vật, hậu môn (không có các biện pháp bảo hộ như bao cao su) và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận sinh dục của đối phương bằng miệng (oral sex). Virus HPV có thể tồn tại một thời gian rất lâu trong cơ thể mà không hề có dấu hiệu trước khi phát triển thành bệnh.
– Qua đường ngoài đường tình dục: Virus có thể lây lan từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh qua nước bọt ở miệng, cổ họng…,có thể lây nhiễm qua đồ lót, thiết bị y tế phẫu thuật, găng phẫu thuật… Tuy nhiên, virus HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.
– Ở một số trường hợp. HPV lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, và có khả năng gây đa bướu gai hô hấp ở trẻ sơ sinh.
3. Đối tượng nên tiêm phòng vắc xin HPV
Vắc xin ngừa HPV được các Tổ chức Y tế khuyến nghị tiêm cho các đối tượng:
3.1 Trẻ em và người lớn trong độ tuổi 9-26 tuổi
Tiêm vắc xin phòng các bệnh do virus HPV sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm phòng trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi cho cả 2 giới (nam và nữ). Riêng với nữ giới, tỷ lệ phòng ngừa virus HPV càng tối ưu hơn khi tiêm vắc xin ở nữ chưa từng quan hệ tình dục, trong độ tuổi từ 9-26.
3.2 Người lớn từ 27 – 45 tuổi
Vắc xin HPV có thể tiêm cho người lớn từ 27-45 tuổi, tuy nhiên hiệu quả đạt được là không cao bằng độ tuổi được khuyến nghị.
Người lớn từ 27-45 tuổi, kể cả nam và nữ, nên tiêm vắc xin HPV khi đã tham vấn bác sĩ chuyên môn.
4. Các loại vắc xin HPV hiện nay
Hai loại vắc xin ngăn ngừa nhiễm các loại virus HPV gây bệnh đã được cấp phép và sử dụng phổ biến ở các cơ sở uy tín tại Việt Nam bao gồm: Gardasil và Gardasil 9. Hai loại vắc xin này đều có điểm chung là chống lại virus HPV loại 16 và 18, hai chủng chiếm 70% tỷ lệ gây bệnh ung thư cổ tử cung và chiếm tỷ lệ gây một số bệnh ung thư khác cao hơn các loại virus HPV còn lại.
Tìm hiểu thêm: Tiêm uốn ván cho trẻ khi nào và những điều cần lưu ý
Đối tượng tiêm là nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi
Chi tiết 2 loại vắc xin:
4.1. Vắc xin Gardasil
– Tác dụng phòng ngừa 4 chủng HPV là 6, 11, 16 và 18.
– Đối tượng tiêm là nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
– Phác đồ tiêm bao gồm 3 mũi: Mũi 1 tùy chọn thời gian, mũi tiêm 2 cách 2 tháng sau mũi đầu, mũi tiêm 3 cách 6 tháng sau mũi đầu tiên.
4.2. Vắc xin Gardasil 9
– Tác dụng phòng ngừa 9 chủng HPV là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
– Đối tượng tiêm là cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
– Phác đồ tiêm cơ bản bao gồm 3 mũi: Mũi 1 tùy chọn thời gian, mũi tiêm 2 cách 2 tháng sau mũi đầu, mũi tiêm 3 cách 6 tháng sau mũi đầu tiên. Ngoài ra, vắc xin Gardasil 9 còn có thể tiêm theo phác đồ tiêm nhanh, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được chỉ định phác đồ tiêm phù hợp với từng người ở độ tuổi khác nhau.
5. Những điều cần biết về vắc xin HPV trước khi tiêm phòng
Trước khi tiêm phòng, bạn nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về các vacxin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu những điều cần biết về vắc xin HPV trước khi tiêm phòng
– Chỉ cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn, không cần thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin HPV. Những trường hợp trong độ tuổi được khuyến nghị tiêm phòng từ 9-26 tuổi và không dị ứng với thành phần thuốc, đang không mang thai hoặc mắc các bệnh cấp tính,… sẽ đủ điều kiện để tiêm chủng vắc xin HPV.
– Vắc xin HPV gồm 3 liều cơ bản, không cần tiêm liều nhắc lại.
– Vắc xin HPV không có khả năng loại trừ tất cả các loại virus gây ung thư, vậy nên mặc dù đã tiêm phòng vắc xin thì phụ nữ vẫn nên thường xuyên đi sàng lọc ung thư cổ tử cung để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa bệnh.
– Vắc xin không có khả năng ngừa các bệnh liên quan đến đường tình dục hoàn toàn 100%, do đó người đã tiêm phòng vẫn nên thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục lành mạnh như sử dụng bao cao su,…
– Vắc xin ngừa virus HPV có chứa protein của virus, không có khả năng gây bệnh hay khả năng gây phát dục sớm ở trẻ.
– Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng HPV như: ngứa, sưng đỏ ở vùng tiêm, đôi khi gây sốt,… Vì vậy, luôn cần sự theo dõi của các nhân viên y tế sau khi tiêm phòng để kịp thời xử lý khi xảy ra các phản ứng với thuốc.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến các bạn một số lưu ý về vắc xin HPV. Để được tham vấn ý kiến chuyên môn của bác sĩ miễn phí trước tiêm phòng HPV cũng như trải nghiệm dịch vụ tiêm phòng tại cơ sở y tế uy tín, được các bác sĩ theo dõi sát sao sau tiêm phòng, hãy liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.