Những điều cần biết về viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan bàn chân (viêm cân gan chân) là căn bệnh có thể gặp phải ở nhiều người, đặc biệt ở tuổi trung niên. Đây có thể là hậu quả của việc lặp đi lặp lại những động tác giống nhau ở bàn chân trong thời gian dài hoặc do chấn thương gây ra. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm cân gan chân và cách chẩn đoán, điều trị trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm cân gan bàn chân

1. Viêm cân gan bàn chân là gì?

Cân gan bàn chân hay cân gan chân là một dải gân cơ nằm dưới gan bàn chân, nối từ các xương ngón chân tới xương gót. Đoạn gân này được ví như một “lớp đệm” bảo vệ, giúp bàn chân có độ nhún và duy trì độ cong sinh lý bình thường.

Không chỉ vậy, phần gân dưới bàn chân còn giúp giảm nhẹ trọng lực dồn lên bàn chân, bảo vệ tốt các khớp. Đồng thời, giúp việc vận động, di chuyển của con người trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó các hoạt động hàng ngày cũng diễn ra thuận lợi.

Bệnh viêm cân gan bàn chân là tình trạng rách, sưng, viêm phần gân dưới lòng bàn chân, gây đau và làm thay đổi độ cong tự nhiên của bàn chân, gây ra tình trạng bàn chân bẹt.

Những điều cần biết về viêm cân gan bàn chân

Viêm gân gan chân bàn chân là tình trạng rách, sưng, viêm ở dải cơ nối từ xương ngón chân đến xương gót chân.

2. Nguyên nhân gây viêm cân gan chân và những đối tượng dễ mắc bệnh

Có nhiều tác nhân gây tổn thương gân cơ ở gan bàn chân, khiến chúng bị kéo căng, mất tính đàn hồi, sưng, viêm, giảm khả năng chịu lực. Dựa vào các tác nhân này có thể xác định được những đối tượng dễ mắc bệnh.

Các nguyên nhân gây viêm cân gan chân gồm:

– Các bệnh lý liên quan trực tiếp tới bàn chân: Điển hình là gout, các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là gai xương,…

– Tuổi tác: Theo các khảo sát, bệnh lý này thường xảy ra ở giai đoạn trung niên, từ 40 tuổi trở lên.

–  Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ cũng là tác nhân khiến phần gân cơ ở gan bàn chân bị quá tải, dẫn đến tình trạng viêm.

– Di chuyển nhiều: Việc di chuyển nhiều trong thời gian dài, cộng với việc mang giày hay dép quá cứng, hoặc giày cao gót thường xuyên có thể dẫn đến viêm cân gan chân.

– Vận động quá nhiều: Vận động viên thường xuyên tập luyện các bộ môn cần đến sự linh hoạt của bàn chân như chạy bộ đường dài, nhảy xa, ba-lê,… cũng có nguy cơ cao bị tổn thương cơ gân bàn chân.

– Đứng quá lâu: Các công nhân trong nhà máy, lễ tân là những những người có khả năng mắc bệnh rất cao. Do khi đứng quá lâu, trọng lượng cơ thể đè nặng lên bàn chân có thể khiến phần gân dưới bàn chân bị căng giãn.

3. Triệu chứng điển hình

3.1 Sưng, đau vùng gót chân

Đây là triệu chứng thường gặp nhất của viêm cân gan chân. Đó có thể là cơn đau buốt hoặc âm ỉ. Khi ấn vào mặt dưới và bên trong gót chân, người bệnh bị đau rất nhiều, đau nhói.

Tình trạng đau thường xảy ra vào buổi sáng sớm, đặc biệt nếu bệnh nhân bước chân xuống giường sau khi vừa ngủ dậy. Nguyên nhân là do cân bàn chân bị co gấp suốt đêm, động tác bước chân khiến phần gân cơ bị kéo giãn và gây đau. Cơn đau giảm dần sẽ ở những bước tiếp theo.

Trong ngày, tình trạng đau có thể xảy ra lúc bệnh nhân đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, sau khi vận động hay di chuyển nhiều. Cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Trong nhiều trường hợp, bàn chân có thể sưng to, cản trở các hoạt động đi lại và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu để lâu mà không có biện pháp xử trí có thể gây nứt gót chân rất nguy hiểm. Khi bị đau, nhiều người phải đi nghiêng về một bên, lâu dần có thể gây sưng viêm ở khớp gối, dẫn đến thoái hóa khớp.

3.2 Hai bàn chân không lõm đều

Thông thường 2 gan bàn chân sẽ có độ cong nhất định và tương đối giống nhau. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh này, gan bàn chân có thể phẳng hay lõm hơn bên lành kèm dấu hiệu teo cơ.

3.3 Xuất hiện các vết bầm tím ở gan bàn chân

Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên ở người bệnh bị viêm cân gan chân, tuy nhiên rất ít bệnh nhân phát hiện ra do không thói quen kiểm tra gan bàn chân. Nếu thấy vùng gan bàn chân đổi màu, bầm tím, bạn nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Tư vấn: Bệnh gout kiêng những gì?

Những điều cần biết về viêm cân gan bàn chân

Sưng, đau bàn chân khi di chuyển là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm cân gan chân.

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1 Chẩn đoán bệnh viêm cân gan bàn bàn chân

Việc chẩn đoán bệnh viêm cân gan chân chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh như bầm tím, sưng, đau. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và các thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của người bệnh để tìm kiếm nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.

Để xác định đúng nguyên nhân và mức độ viêm ở bộ phận này, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như:

– Siêu âm bàn chân: Đây là phương pháp chủ yếu trong chẩn đoán viêm cân gan chân, nhằm xác định vị trí sưng viêm, mức độ kéo giãn gân cơ…

– Chụp X-quang: Nhằm kiểm tra có hay không hình ảnh của các gai xương.

– Chụp MRI: Thường được chỉ định trong các trường hợp cần thiết, khi muốn chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

4.2 Điều trị bệnh viêm cân gan bàn chân

Hiện nay, điều trị bằng thuốc vẫn là một trong những phương pháp chữa viêm cân gan chân chủ yếu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cụ thể qua thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn. Đó thường là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm viêm và giảm đau nhanh.

Ngoài ra, bệnh này có thể điều trị bằng một số phương pháp khác như vật lý trị liệu, dùng sóng xung kích, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu… Trong trường hợp bệnh quá nặng, các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.

Dù điều trị theo phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý điều trị vì việc này có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Những điều cần biết về viêm cân gan bàn chân

>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm quanh khớp vai

Khi có dấu hiệu sưng, đau, bầm tím ở bàn chân, bạn nên chủ động thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

5. Cách phòng tránh căn bệnh này

Để ngăn tình trạng rách, viêm ở gân bàn chân, người bệnh cần áp dụng những cách như:

– Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân bằng phương pháp khoa học nếu thừa cân, béo phì

– Chọn giày phù hợp, cao vừa phải, sử dụng miếng lót dày, có khả nâng đỡ tốt

– Hạn chế đứng hay tập luyện trên nền đất cứng

– Xoa bóp chân thường xuyên giúp lưu thông máu và thư giãn các cơ, gân, nhất là khi phải đứng lâu hay đi nhiều

– Khởi động kỹ trước tập thể thao hoặc các bộ môn dùng nhiều đến bàn chân như chạy, đi bộ thể thao, đá bóng…

– Cố gắng phân bố lực đều vào 2 chân khi đứng lên, đi lại hay thực hiện những hoạt động hàng ngày

– Tránh lặp đi lặp lại một động tác tác động nhiều với bàn chân

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm cân gan bàn chân, hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, biết cách phòng tránh và nhận diện hiệu quả. Nếu cần tư vấn về bệnh hoặc có nhu cầu thăm khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *