Những điều cần biết về viêm lợi trùm răng khôn

Viêm lợi trùm răng khôn là một trong những dạng bệnh lý thường gặp và liên quan đến quá trình phát triển của răng khôn. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây bạn nhé!

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm lợi trùm răng khôn

1. Viêm lợi trùm răng khôn là bệnh như thế nào?

Trước tiên, về khái niệm lợi trùm, đây là phần lợi bao phủ toàn bộ hoặc một phần của bề mặt răng, gây cản trở đến sự phát triển bình thường của răng. Ngoài ra, sau một thời gian, khi răng mọc lên sẽ tạo thành khoảng trống bên dưới lợi và rất dễ gây ra tình trạng viêm lợi, sưng tấy nếu như không được chăm sóc, vệ sinh kỹ càng. Ngoài ra, hiện tượng lợi trùm răng khôn là chiếc răng khôn bị che lấp bởi một phần lợi, chỉ mọc được một phần ra ngoài. Hay nói cách khác, lợi trùm sẽ hạn chế đáng kể sự phát triển của răng khôn, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, tăng sinh và gây ra các bệnh lý như nhiễm trùng, sưng tấy khu vực tại chỗ rồi sẽ lan rộng. Do đó, mô nướu dễ bị viêm hoặc sưng tấy để che phủ lên bề mặt răng.

Tình trạng viêm lợi trùm ở răng khôn thường xảy ra phổ biến với răng khôn hàm dưới. Hầu hết những người mắc phải tình trạng lợi trùm đều đang trong lứa tuổi mọc răng khôn. Khi ăn uống xong mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các mảnh vụn thức ăn ở trong các kẽ răng hay mảng bám mặt sau của răng nếu như không được làm sạch cũng có thể là điều kiện dẫn tới viêm lợi trùm răng khôn. Do đó, nếu các tác nhân này vẫn còn ở đó, lợi sẽ dễ bị kích ứng khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày một nặng hơn.

Ngoài ra, khi bị viêm lợi trùm thì giữa phần lợi bọc và răng khôn cũng xuất hiện khe hở, đây sẽ là nơi lưu trữ của những mảng vụn thức ăn còn sót lại khiến nướu sưng to hơn. Do đó, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ để lại những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe răng miệng.

Những điều cần biết về viêm lợi trùm răng khôn

Tình trạng viêm lợi trùm răng khôn thường xảy ra phổ biến với răng khôn hàm dưới.

2. Những nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng khôn

2.1. Viêm lợi trùm do vị trí mọc răng số 8

Răng khôn hay còn gọi răng số 8 là răng nằm ở vị trí bên trong cùng của hàm nên thường không thể nâng mặt răng lên được, do đó, răng khôn thường khó tách khior nướu đồng thời hay mấp mé ở bờ nướu. Đây cũng chính là nguyên nhân mà hầu hết răng khôn đều không mọc thẳng hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc mọc răng khôn khiến cho phần lợi trùm và răng khôn ở hàm có sự va chạm với nhau trong quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn. Lúc này, phần lợi tùm cũng sẽ bị tổn thương lâu ngày dẫn tới viêm lợi trùm răng khôn.

2.2. Viêm lợi trùm do hướng mọc răng số 8

Răng khôn có thể mọc thành nhiều hướng và sự sai lệch trong hướng mọc cũng khiến cho góc mọc bị thay đổi. Từ đó làm cho phần lợi bị sưng lên và rất khó được làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm nướu bị viêm nhiễm, dẫn đến hiện tượng viêm lợi trùm răng khôn về sau.

Tìm hiểu thêm: Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối

Những điều cần biết về viêm lợi trùm răng khôn

Viêm lợi trùm có thể xuất phát từ vị trí cũng như hướng mọc răng khôn

3. Tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu như:

– Lợi sưng đỏ: Phần lợi tùm trên phần mọc răng khôn bị sưng tấy, khi ấn vào lợi trùm, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, ngoài ra còn có thể thấy chảy nước và mủ.

– Đau buốt ở răng, cảm giác đau răng kéo dài, thậm chí khi nuốt nước bọt hay há miệng đều có thể cảm thấy đau. Ngoài ra, lợi trùm khi bị viêm nặng cũng sẽ gây viêm ảnh hưởng đến quanh thân răng và hàm.

– Sốt và nổi hạch, cụ thể là khi lợi trùm bị viêm và có mủ, bạn sẽ có thể bị sốt, phần góc hàm bị sưng và thường xuất hiện hạch ở cổ, đây cũng có thể được xem là biểu hiện của hiện tượng viêm nhiễm

– Chảy nước miếng, ở phần lợi trùm bị viêm và sưng to khiến cho bạn khó có thể ngậm miệng như bình thường, khi đi ngủ, bạn cũng sẽ thấy xuất hiện tình trạng chảy nước miếng, miệng có mùi hôi vô cùng khó chịu

4. Phương pháp điều trị viêm lợi trùm như thế nào?

Tùy vào từng tình trạng viêm lợi, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm lợi trùm do răng khôn bao gồm:

– Sử dụng thuốc kháng sinh

Trong trường hợp lợi trùm bị sưng viêm và tấy đỏ, sau khi tới thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện sát trùng ổ viêm, sau đó, khách hàng sẽ được kê đơn uống thuốc kháng sinh. Sau khi lợi trùm tiêu viêm và trở nên ổn định hơn thì bác sĩ mới tiến hành điều trị viêm lợi trùm triệt để.

Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh cũng được xem là phương pháp điều trị viêm lợi trùm triệt để. Tuy nhiên thì đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp bạn chữa viêm lợi. Tình trạng viêm lợi có thể gây ảnh hưởng nhiều đến dạ dày, do đó, trước khi sử dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Cắt bỏ lợi trùm

Cắt lợi trùm là tiểu phẫu được sử dụng trong nha khoa để loại bỏ phần lợi trùm lên răng khôn. Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc thẳng, các nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cắt ợi trùm để giải phóng không gian và tạo khoảng trống cho răng khôn tiếp tục mọc lên.

Trước tiên, các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi cần cắt bỏ. Tiếp theo, nha sĩ sẽ sử dụng tia Laser để cắt vào mặt trong, mặt ngoài cũng như loại bỏ phần gốc lợi trùm.

– Nhổ bỏ răng khôn

Nhổ răng khôn được xem là phương pháp hữu hiệu nhất giúp giải quyết tình trạng lợi trùm bị viêm. Không chỉ đảm bảo chấm dứt triệt để tình trạng viêm lợi trùm, nhổ bỏ răng còn tạo thêm khoảng trống cho phần hàm trên. Nhờ đó, bạn cũng có thể vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng hơn.

Những điều cần biết về viêm lợi trùm răng khôn

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý cho các mẹ sinh thường

Đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Trên đây là các thông tin cần biết về viêm lợi trùm răng khôn. Để phòng ngừa tình trạng viêm, bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng như có chế độ ăn uống hợp lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *